9
/
133317
Sinh viên hoảng hồn trước "ma trận" phòng trọ
sinh-vien-hoang-hon-truoc-ma-tran-phong-tro
news

Sinh viên hoảng hồn trước "ma trận" phòng trọ

Thứ 5, 25/08/2022 | 12:38:00
3,084 lượt xem

Tưởng chừng đơn giản, nhưng việc tìm kiếm phòng trọ hiện vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu các bạn sinh viên không có sự tỉnh táo.

Bước vào năm học mới, sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng lại gấp rút tìm phòng trọ. Dù không còn khó khăn như trước, nhưng tìm một căn phòng trọ phù hợp vẫn được coi là một bài toán nan giải. Sinh viên có thể bị lừa bất cứ lúc nào nếu không tự trang bị những kiến thức bảo vệ bản thân.

Sinh viên hoảng hồn trước ma trận phòng trọ - 1

Các sinh viên đi học xa nhà luôn mong muốn tìm được căn phòng trọ đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Đức Thái).

"Ma trận" phòng trọ

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, không khó để các bạn sinh viên tìm kiếm thông tin về phòng trọ. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, laptop, hoặc dạo quanh các cột điện trong khu vực các trường đại học và cao đẳng là có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt quảng cáo cho thuê phòng trọ.

Sinh viên hoảng hồn trước ma trận phòng trọ - 2

Hàng loạt hội nhóm cho thuê phòng trọ hiện ra sau khi thực hiện lệnh tìm kiếm với từ khóa "tìm phòng trọ sinh viên giá rẻ" trên mạng xã hội (Ảnh: Đức Thái).

Mọi thông tin về phòng trọ đều được họ niêm yết công khai và rõ ràng, từ giá cả đến loại phòng, địa chỉ, chi phí dịch vụ… Nơi đâu cũng đưa ra những lời chào mời "có cánh" để thu hút các bạn sinh viên. Tuy nhiên, các bạn sinh viên cần tỉnh táo kiểm chứng chất lượng thực sự của phòng trọ.

Sinh viên hoảng hồn trước ma trận phòng trọ - 3

Nhiều tờ quảng cáo cho thuê phòng trọ được dán đầy trên các bức tường, bảng tin trông khá mất mỹ quan (Ảnh: Đức Thái).

Trúng tuyển đại học nhờ hình thức xét tuyển học bạ, H.A (18 tuổi, Thái Bình) tranh thủ lên Hà Nội kiếm phòng trọ và ổn định cuộc sống. Thế nhưng, việc tìm một căn phòng có giá cả hợp lý, đầy đủ tiện nghi và an ninh đảm bảo khó hơn so với suy nghĩ của em.

H.A chia sẻ: "Sau khi đăng bài trong một group tìm phòng trọ nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook, em nhận được rất nhiều lời mời đến xem phòng từ các tài khoản tự xưng là chủ nhà trọ. Dù đã nhắn tin thỏa thuận về các khoản chi phí, nhưng khi em đến xem phòng, mọi chi phí đều có sự chênh lệch 100-200 ngàn đồng; thậm chí, một số phòng còn có chất lượng không như chủ trọ quảng cáo".

Tưởng vậy mà… không phải vậy

Đã có nhiều câu chuyện "dở khóc dở cười" đằng sau những tờ thông báo quảng cáo phòng trọ trôi nổi hiện nay, từ việc hình ảnh nhà trọ một đằng thực tế một nẻo, giá cả phòng trọ chênh lệch so với thỏa thuận, cho đến địa chỉ phòng trọ ảo, chủ trọ không đáp ứng đủ các điều khoản trong hợp đồng…

Dù đã trang bị đủ những kiến thức để bảo vệ bản thân, nhưng sự nhiễu loạn thông tin đã khiến việc tìm phòng trọ của các bạn sinh viên thêm khó khăn.

Dù đã có 2 năm sinh sống và học tập tại Hà Nội, Bích Ngọc (20 tuổi) vẫn "sập bẫy" của chủ kinh doanh nhà trọ. Vì phòng trọ hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu đời sống hàng ngày, Ngọc quyết định kiếm phòng trọ mới tốt hơn. Sau vài ngày rong ruổi tìm phòng trọ, Ngọc tìm thấy 1 tờ giấy dán ở cột điện có đính kèm số điện thoại và thông tin về căn phòng tương đối phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Sau khi trao đổi thông tin với người tự xưng là chủ trọ, Ngọc nhận lời đến xem phòng vào buổi tối hôm đó. Tuy nhiên, dù phòng trọ đáp ứng đủ yêu cầu về cơ sở vật chất: khép kín, nội thất cơ bản, điện nước giá dân…, Ngọc vẫn không đồng ý thuê căn phòng trọ này do phát hiện ra rằng tòa nhà mình vừa đến xem thực chất là một nhà nghỉ vẫn đang hoạt động.

Sinh viên hoảng hồn trước ma trận phòng trọ - 4

Nhiều sinh viên dễ dàng "sập bẫy" khi tin vào những lời quảng cáo "có cánh" (Ảnh: Đức Thái).

Nguy hiểm hơn, lợi dụng thời điểm nhiều sinh viên có nhu cầu tìm phòng trọ nhiều chủ nhà trọ cố tình lừa đảo, chiếm đoạt tiền cọc. Theo đó, họ sẽ giới thiệu cho sinh viên một căn phòng đúng ý, cùng với mọi điều kiện ưu đãi hấp dẫn, khiến các bạn sinh viên sẵn sàng đặt cọc để giữ chỗ. Tuy nhiên, sự thật chỉ được "hạ màn" khi bạn sinh viên đến làm hợp đồng thuê phòng trọ. Chủ nhà sẽ đưa thêm vào hợp đồng nhiều điều khoản vô lý, khác hẳn thỏa thuận ban đầu, khiến sinh viên phải bỏ cọc.

Việc thuê phòng trọ cũng ẩn chứa nhiều điều nguy hiểm nếu như các bạn sinh viên không đủ tỉnh táo và không biết cách bảo vệ bản thân. Do đó, hãy tự trang bị những kỹ năng cần thiết, cũng như biết cách kiểm tra, xác minh thông tin thật kỹ trước khi thuê trọ.

Theo Đức Thái/ Dân trí

https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/sinh-vien-hoang-hon-truoc-ma-tran-phong-tro-20220824221640898.htm 

  • Từ khóa

9X vô địch cuộc thi pha chế châu Á: Từng ước làm diễn viên điện ảnh

Phạm Bá Duy, 28 tuổi (TP.HCM) vượt qua hàng ngàn thí sinh đến từ Việt Nam và nhiều nước trong khu vực châu Á để trở thành quán quân Asia Latte Art Battle...
16:12 - 15/05/2024
232 lượt xem

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương: 'Người lao động cũng phải xung kích, thay đổi'

Tại tọa đàm về thanh niên công nhân nhân dịp Tháng Công nhân, Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương cho rằng, để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại,...
13:50 - 15/05/2024
269 lượt xem

Người trẻ Hàn Quốc không cần có con sau khi kết hôn

Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cứ 10 người trẻ Hàn Quốc thì 6 người nói rằng ngay cả khi kết hôn, họ cũng không cần sinh con.
10:20 - 15/05/2024
333 lượt xem

Đang ráng tiết kiệm, bị hỏi 'mua được nhiêu vàng'

Có những bạn chủ trương sống tiết kiệm, nhưng bị người xung quanh chọc ghẹo có tiền không dám xài.
08:08 - 15/05/2024
409 lượt xem

Có những người dễ dàng tâm sự với người lạ mà không chia sẻ với người thân?

Nhu cầu tâm sự với người lạ tưởng chừng như vô lý và mâu thuẫn nhưng nó đang được nhiều bạn trẻ áp dụng. Tại sao lại chọn tâm sự với người lạ mà không...
16:46 - 14/05/2024
772 lượt xem