205
/
158653
Chính phủ: Giảm rủi ro chính sách, thiết lập rõ cơ chế bảo vệ cán bộ
chinh-phu-giam-rui-ro-chinh-sach-thiet-lap-ro-co-che-bao-ve-can-bo
news

Chính phủ: Giảm rủi ro chính sách, thiết lập rõ cơ chế bảo vệ cán bộ

Thứ 2, 08/01/2024 | 10:32:48
2,094 lượt xem

Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ quán triệt giảm chi phí trong hoạt động đầu tư, giảm rủi ro chính sách và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo; cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ trong nghị quyết này.

Chính phủ: Giảm rủi ro chính sách, thiết lập rõ cơ chế bảo vệ cán bộ - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang tới dự buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân Việt Nam hồi tháng 10/2023 (Ảnh: Đoàn Bắc).

Chính phủ quán triệt không ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dữ liệu nằm ngoài thẩm quyền và phạm vi quy định tại văn bản pháp luật.

Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ định hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính gây chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

"Phải giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp", Chính phủ quán triệt.

Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ cũng nêu rõ việc thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật.

Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế.

Bên cạnh đó, cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Chính phủ: Giảm rủi ro chính sách, thiết lập rõ cơ chế bảo vệ cán bộ - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh cùng các doanh nhân hồi tháng 10/2023 (Ảnh: Đoàn Bắc).

Mục tiêu cụ thể năm 2024, Chính phủ phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng dưới 10% so với năm 2023.

Chính phủ cho biết sẽ chú trọng tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bên cạnh đó, Chính phủ nhấn mạnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.

Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch các tỉnh, thành, phải xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên. Những người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng về kết quả thực hiện nghị quyết này.

Chính phủ yêu cầu trước 20/1, các cơ quan phải xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện.

Đến năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu:

- Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc nhóm 50 nước đứng đầu

- Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc

- Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc

- Quyền tài sản (IPRI) của Liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc

- Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB) tăng ít nhất 4 bậc

- Năng lực phát triển du lịch và lữ hành (TTDI) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tăng ít nhất 2 bậc

- An toàn an ninh mạng của ITU thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu

Theo Hoài Thu/Dân tri

https://dantri.com.vn/xa-hoi/chinh-phu-giam-rui-ro-chinh-sach-thiet-lap-ro-co-che-bao-ve-can-bo-20240108083406399.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích các dự án lớn, công nghệ cao của doanh nghiệp Trung Quốc

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh...
14:19 - 14/05/2024
50 lượt xem

Ông Trần Thanh Mẫn: Cấp phép xây dựng số tầng vượt khả năng chữa cháy

Ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ các vụ cháy ở TP.HCM, Hà Nội... những năm qua là bài học đắt giá trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
11:10 - 14/05/2024
133 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
147 lượt xem

Đu trend 'đi tìm kho báu' là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật

Đây là khẳng định của ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT...
09:12 - 14/05/2024
169 lượt xem

Đến lúc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Giới chuyên gia kinh tế kiến nghị cần quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu chặt chẽ để khắc phục những bất cập, đồng thời quản lý việc trích lập, chi quỹ công...
08:38 - 14/05/2024
193 lượt xem