190
/
142955
Pin nhỏ gây nguy hiểm không nhỏ với trẻ em
pin-nho-gay-nguy-hiem-khong-nho-voi-tre-em
news

Pin nhỏ gây nguy hiểm không nhỏ với trẻ em

Thứ 4, 22/02/2023 | 12:40:00
2,021 lượt xem

Vừa qua, một bệnh viện đa khoa ở Bạc Liêu đã nội soi lấy hai cục pin trong hai mũi của bé gái N.T.C.L. 6 tuổi, ở huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng. Pin gây nguy hiểm như thế nào đối với trẻ em?

Khi trẻ nuốt pin cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay

Khi trẻ nuốt pin cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay

Về chuyên môn, pin nhỏ là pin cúc áo và pin đồng xu chứa nguyên tố lithium. Cả hai đều là loại pin tròn nhỏ cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị điện tử như bộ điều khiển từ xa, một số đồ chơi, giày, quần áo và đồ trang sức có đèn chớp.

Khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể, pin sẽ tạo ra một dòng điện. Dòng điện đó sản xuất ra một lượng nhỏ natri hydroxit, một chất ăn mòn mạnh tương tự như dung dịch kiềm.

Nếu pin bị kẹt ở trong cơ thể, dung dịch kiềm sẽ đốt cháy một lỗ tại chỗ đó. Nhiễm trùng thường theo sau. Hậu quả là pin gây tổn thương nghiêm trọng không phục hồi ở cơ quan mà nó khu trú, thậm chí gây tử vong.

Pin nằm trong mũi hoặc tai có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các cấu trúc như màng nhĩ và vách ngăn mũi. Vết bỏng do dung dịch kiềm có thể dẫn đến nhiễm trùng và trong một số trường hợp, gây khuyết tật vĩnh viễn về hô hấp, khứu giác, thính giác.

Khi nằm trong thực quản, dung dịch kiềm do dòng điện tạo ra sẽ nhanh chóng tạo ra vết bỏng ở vị trí đó.

Thực quản và các cấu trúc lân cận trong lồng ngực như khí quản, phổi và các mạch máu lớn có thể bị tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng và chảy máu do tổn thương mạch máu có thể đe dọa tính mạng ngay lập tức. Những người sống sót có thể bị thương tật suốt đời.

Đề phòng trẻ mắc dị vật là pin vào cơ thể, bà con không nên cho rằng mọi sản phẩm chạy bằng pin được đưa vào nhà đều an toàn cho trẻ.

Khi thay pin nhỏ lithium, chúng ta thường nghĩ là pin đã "chết", nhưng thật ra nó vẫn còn phát điện, dù không nhiều, và vẫn có khả năng gây hại cho trẻ nếu pin bị mắc vào một vị trí nào đó trong cơ thể. Điện áp của pin càng cao (3V so với 1,5V) thì chấn thương càng nhanh.

Nếu cần vứt bỏ pin nhỏ lithium một cách an toàn, hãy quấn chúng trong băng dính và nhanh chóng tái chế hoặc bỏ chúng vào thùng rác bên ngoài. Cất giữ pin rời, pin dự phòng, bất kỳ sản phẩm nào sử dụng pin nhỏ lithium ngoài tầm với của trẻ.

Khi phát hiện trẻ nhét hoặc nuốt pin, bà con phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/pin-nho-gay-nguy-hiem-khong-nho-voi-tre-em-20230220231734824.htm 

  • Từ khóa

Không chỉ làm đẹp, cần tây hỗ trợ chữa nhiều bệnh nhưng 'tối kỵ' với ai?

Nước ép cần tây nguyên chất hay được kết hợp với những trái cây, rau củ quả khác được nhiều chị em ưa chuộng. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho sức...
09:55 - 15/05/2024
53 lượt xem

Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Hàng trăm công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và...
07:42 - 15/05/2024
110 lượt xem

Dấu hiệu sưng ngón tay, ngón chân cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là nhận diện triệu chứng. Nếu các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng bất thường thì đây là một...
15:59 - 14/05/2024
505 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
630 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
642 lượt xem