9
/
146175
Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt
co-gai-mien-tay-danh-30-ngay-de-dap-xe-xuyen-viet
news

Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt

Chủ nhật, 23/04/2023 | 20:19:00
2,048 lượt xem

Khởi hành từ Hà Nội và kết thúc tại quê nhà Đồng Tháp, sau 30 ngày đạp xe xuyên Việt Trần Nguyễn Phương Trinh đã có được nhiều trải nghiệm và bài học cho cuộc sống.

Đạp xe xuyên Việt vì thích tự do

Trần Nguyễn Phương Trinh (27 tuổi) quê ở Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Em học thiết kế thời trang và đang làm việc tại TP.HCM từ khi tốt nghiệp đại học.

Trinh có khiếu mỹ thuật, thể thao từ lúc nhỏ. Còn thời sinh viên của cô mờ nhạt, sống khép kín, ít chủ động tiếp xúc với bạn bè. Sở thích lớn nhất của Trinh là muốn được sống ở nơi thuận tự nhiên, sáng đọc sách, trồng rau, chơi với trẻ em, làm những công việc cộng đồng, có thời gian học thêm nhiều thứ mình thích…

Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt - Ảnh 1.

Trinh đã một mình thử thách bản thân bằng cách một mình đạp xe đạp xuyên Việt NVCC

Từ những năm học phổ thông, Trinh đã tự đạp xe đạp đi học. Một ngày Trinh đạp xe hơn 20km để đến trường. Có lúc nữ sinh này còn xin ba tham gia đội đua xe đạp của huyện nhưng lại bị la rồi thôi.

Thời điểm dịch Covid-19 vừa rồi Trinh trở lại với xe đạp với mục đích tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe nhưng không ngờ “ghiền quá" Trinh dùng xe đạp làm phương tiện đi làm.

Ngày đầu đi làm bằng xe đạp cho cô nhiều cảm giác thú vị và quyết định gắn bó với xe đạp lâu dài. “Bước lên xe đạp cho tôi cảm giác tự do, thong dong rất nhẹ nhàng. Tôi lo kẹt xe, ngập nước, đổ xăng. Điều tôi thích ở xe đạp nhất là góp phần nào bảo vệ môi trường và hạn chế tai nạn. Xe đạp giúp tôi vận động mà không cần phải quá sức có thế đến địa điểm mình cần cùng thời gian với xe máy”.

Vài năm trước đây, Trinh đã có ý định đạp xe xuyên Việt. Cho đến cuối năm 2022 Trinh dõi theo hành trình đạp xe của những anh chị đi trước và quyết định một mình đạp xe xuyên Việt.

Hành trình của Trinh bắt đầu hôm 22.2, cô từ Hà Nội và kết thúc ở Đồng Tháp 22.3. Ngày đầu Trinh mua xe đạp Hà Nội dưới sự ngỡ ngàng của những người bán. Vì một cô bé nhỏ nhắn, giọng miền Tây lại nói: “Mua xe đạp để đạp từ Hà Nội về quê Đồng Tháp”. Cô chuẩn bị thêm túi đôi cho xe đạp, túi ngủ gối, áo mưa, đèn pin, sạc dự phòng, xà bông… để có thể ngủ nhờ nhà người dân, ở chùa.

Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt - Ảnh 2.

Hành trình đạp xe của Trinh luôn mang nhiều thử thách

Trinh lấy Hồ Gươm làm điểm xuất phát. Ngày đầu cô đạp 90 km tới thẳng Ninh Bình và nhờ một người bạn tìm giúp một ngôi chùa để xin ngủ qua đêm. Mỗi ngày, trung bình Trinh đạp từ 100 đến 150 km. Thường cô dành 5 đến 6 tiếng để đạp xe và 2 đến 3 tiếng để nghỉ đang xen. Những đoạn đường quá nhiều đèo dốc thì khoảng 50 km Trinh nghỉ một lần.

Tùy vào đoạn đường nếu ngày đi ngắn, buổi sáng cô sẽ dành nhiều thời gian ngồi nhâm nhi đọc sách hoặc ngồi ngắm cuộc sống người dân địa phương.

Trinh kể lần nhớ nhất khi đạp về tới Thanh Hóa là khi không nhìn ra một con dốc do nó dài và độ nghiêng vừa phải, cô thấy xe mình chạy chậm dần và chân đạp bắt đầu nặng mới phát hiện mình đang lên một con dốc rất dài. Đồng thời cũng vượt qua rất nhiều đồi dốc và tất cả các đèo lớn nhỏ trên đường đi.

"Kế đến là ở đèo Hải Vân, vừa lên tới đỉnh tôi có cảm giác hạnh phúc khó tả như mình vừa vượt qua giới hạn của bản thân, chinh phục một điều gì đó mà trước nay mình nghĩ nó quá to lớn”, Trinh chia sẻ về những thử thách trên hành trình.

Ghé thăm trung tâm mồ côi và nhặt rác

Hành trình đạp xe của Trinh ngoài những thử thách ngắm cảnh còn mong muốn ghé một vài nơi khác. Đó là những trung tâm nuôi trẻ mồ côi và tham gia cùng một nhóm hoặc tự mình nhặt rác trên đường đi.

Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt - Ảnh 3.

Vượt qua được những con đèo là một thành công của cô gái này

“Những nơi tôi đến điều có cái duyên kỳ lạ như chùa Yên Ninh (Ninh Bình). Khi đến tôi xin ở nhờ hai ngày mới biết nơi đây nuôi trẻ em mồ côi. Tôi được cùng ăn, ngủ, chơi và nghe tụi nhỏ tâm sự về những mơ ước nhỏ nhoi. Hay tôi đi theo đường biển đến Hà Tĩnh, dừng lại nhặt rác”, Trinh nói và kể tiếp khi nhặt rác lại được một nam thợ hồ tặng 100.000 đồng với lòng cảm kích chân thành.

Trinh cho biết đến Huế có lẽ là nơi bình yên nhất với Trinh. Cô nói cảm nhận được từng cử chỉ, lời nói, hành động của người dân nơi đây đều rất tử tế, đều hướng tới cộng đồng, làm cô cảm thấy muốn về đây sống, học tập.

Trinh kể tiếp, cảm thấy mệt mỏi nhất là cung đường đèo từ Nha Trang qua Vĩnh Hy bởi giữa trưa, nắng như thiêu đốt. Lúc đó cô chỉ biết cúi xuống để lướt qua từng cơn gió, những con dốc nhấp nhô phía trước. Dù có mệt đến đâu cũng luôn vui vẻ vì những người xa lạ thật sự rất thiện cảm.

Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt - Ảnh 4.

Được ngắm cảnh đẹp là niềm yêu thích của Trinh trong hành trình

Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt - Ảnh 5.

Cô còn tình nguyện nhặt rác dọc đường đi của mình

Cuối cùng, sau 30 ngày đi dọc đất nước, Trinh về đến quê nhà Đồng Tháp với sự ngỡ ngàng của gia đình. Cô cảm thấy hành trình này trôi qua nhanh và nhẹ nhàng hơn mình nghĩ. Cô thấy mình can đảm và cảm nhận nhà là nơi ngủ ngon nhất sau khoảng thời gian ngủ xa nhà.

Với Trinh, không có suy nghĩ khác giữa trai và gái khi đạp xe xuyên Việt, chỉ duy nhất là niềm tin sẽ được gặp những người tốt, được cổ vũ, hỗ trợ nhiều thứ.

“Tôi nghĩ trước khi đi phải lường trước những rủi ro và đi với tâm thế bình an không lo lắng, tập trung tâm trí, sức lực cho toàn bộ hành trình. Là con gái đi tới đâu tôi cũng thấy được quan tâm, chăm sóc là lợi thế lớn hơn các bạn nam. Cho nên, bạn nữ nào có ý định đi thì cứ can đảm bước đi đừng quá lo vì lo sẽ không biết khi nào bản thân mới làm được. Nếu thật sự thích mình sẽ vượt qua vì qua hành trình chưa bao giờ làm tôi có ý định bỏ cuộc cả” Trinh bày tỏ.

Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt - Ảnh 6.

Sau hành trình đạp xe này Trinh đã học được nhiều bài học cho mình

Hai bài học lớn nhất cho Trinh qua chuyến đi là đừng đối đầu với thiên nhiên, bình tĩnh hạ mình xuống nhẹ nhàng lướt qua. Có thể đạp chậm nhưng nó không làm mất quá nhiều sức vì đường mình đi còn dài.

Kế đến là hãy tìm cách thực hiện những điều mình thích vì không khó như mình nghĩ, khi bắt tay vào hành động sẽ có nhiều người hỗ trợ, động viên mình sẽ có thêm nhiều niềm tin và động lực để cố gắng, mọi cung đường mình trải qua nó không khó như mình nghĩ từng bước một sẽ lướt qua. Nếu có ước mơ xuyên Việt hãy làm ngay khi có thể vì tuổi trẻ còn sức khỏe và đất nước còn rất đẹp và mình không biết chuyện gì sẽ đến ngày mai.

Theo Dạ Thảo/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/co-gai-mien-tay-danh-30-ngay-de-dap-xe-xuyen-viet-185230423001407901.htm

  • Từ khóa

Mệt mỏi với kiểu người đi đâu, làm gì cũng phải chụp hình ‘cúng’ Facebook

Đồ ăn mang ra từ lúc nóng hổi đến nguội lạnh, ly nước có khi tan gần hết đá vẫn chưa được động tay vào chỉ vì người đi cùng chưa chụp được một tấm hình...
11:30 - 16/05/2024
25 lượt xem

Lao động trẻ làm gì để hòa mình vào xu thế mới?

Người lao động trẻ phải xung kích thay đổi và sáng tạo. Đó là chia sẻ của các đại biểu tại tọa đàm về giải pháp phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích,...
10:10 - 16/05/2024
65 lượt xem

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh có từ bao giờ?

Nhân dịp kỷ niệm 65 ngày mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại, T.Ư Đoàn đã tổng hợp tư liệu về sự ra đời và ý nghĩa của con đường lịch sử...
07:50 - 16/05/2024
124 lượt xem

9X vô địch cuộc thi pha chế châu Á: Từng ước làm diễn viên điện ảnh

Phạm Bá Duy, 28 tuổi (TP.HCM) vượt qua hàng ngàn thí sinh đến từ Việt Nam và nhiều nước trong khu vực châu Á để trở thành quán quân Asia Latte Art Battle...
16:12 - 15/05/2024
519 lượt xem

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương: 'Người lao động cũng phải xung kích, thay đổi'

Tại tọa đàm về thanh niên công nhân nhân dịp Tháng Công nhân, Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương cho rằng, để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại,...
13:50 - 15/05/2024
553 lượt xem