240
/
93732
Từ ngày mai 1/7/2020, nhiều chính sách mới áp dụng với viên chức
tu-ngay-mai-1-7-2020-nhieu-chinh-sach-moi-ap-dung-voi-vien-chuc
news

Từ ngày mai 1/7/2020, nhiều chính sách mới áp dụng với viên chức

Thứ 3, 30/06/2020 | 14:40:50
213 lượt xem

BGTV- Ngày 01/7/2020 là thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung Luật Viên chức có hiệu lực kéo theo nhiều chính sách mới dành cho viên chức cũng chính thức được áp dụng.

1/ Chỉ còn 3 trường hợp viên chức được hưởng “biên chế”

Theo Luật này, từ ngày 01/7/2020, chính thức bỏ “chế độ biên chế suốt đời” đối với viên chức. Cụ thể, hợp đồng không xác định thời hạn (thường được gọi là “chế độ biên chế suốt đời”) chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Viên chức được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 01/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Ảnh minh họa

2/ Kéo dài thời hạn hợp đồng làm việc lên 60 tháng 

Về thời hạn thực hiện hai loại hợp đồng làm việc của viên chức, Luật này nêu rõ:

- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Có thời hạn từ đủ 12 - 36 tháng (từ 01/7/2020 thời hạn thực hiện là từ đủ 12 - 60 tháng);

- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng.

Như vậy, Luật sửa đổi đã kéo dài thời hạn hợp đồng làm việc xác định thời hạn lên đến 60 tháng (05 năm) so với 36 tháng như quy định hiện tại để tạo điều kiện cho viên chức làm quen với công việc được tuyển dụng.

3/ Thêm trường hợp bị đơn phương cắt hợp đồng làm việc

Điều 29 Luật Viên chức hiện nay liệt kê các trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức gồm:

- Bị buộc thôi việc;

- Do thiên thai, hỏa hoạn hoặc vì lý do bất khả kháng khác khiến đơn vị sự nghiệp công lâp buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhiệm không còn;

- Đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ…

Luật sửa đổi năm 2019 đã bổ sung thêm 01 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc là “không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự”.

4/ Đánh giá viên chức theo các tiêu chuẩn mới

Một trong những nội dung mới ảnh hưởng đến mọi viên chức từ 01/7/2020 là quy định về đánh giá viên chức. Theo đó, không chỉ nội dung đánh giá viên chức được sửa đổi bổ sung mà số lần đánh giá hằng năm cũng được tăng lên. Cụ thể:

* Về nội dung

- Bổ sung thêm nội dung “chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị”;

- Bổ sung thêm tiêu chí đánh giá thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra, theo công việc cụ thể được giao, theo tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ, gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc, sản phẩm cụ thể…

* Về số lần đánh giá

Không chỉ nội dung mà Luật sửa đổi còn tăng thêm số lần thực hiện đánh giá viên chức. Cụ thể, bổ sung thêm thời điểm đánh giá là khi thay đổi vị trí việc làm, đánh giá theo quý, tháng hoặc tuần, đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể…

5/ Khi nào viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc?

Tại Khoản 6 Điều 2 Luật sửa đổi 2019 đã nêu rõ từng trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức;

- Hết thời hạn của hợp đồng nhưng không ký tiếp hợp đồng làm việc;

- Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do không được bố trí đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc, điều kiện đã thỏa thuận; không được trả lương đầy đủ, đúng hạn; bị ngược đãi, cưỡng bức lao động; viên chức nữ có thai phải nghỉ làm theo chỉ định của bác sĩ…

6/ “Siết chặt” quy định về kỷ luật viên chức

Nhằm phòng chống tham nhũng cũng như nâng cao kỷ luật, kỷ cương khi thực hiện công vụ, bên cạnh việc khen thưởng thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, viên chức còn có thể bị xem xét xử lý kỷ luật.

Điều 53 Luật Viên chức hiện hành nêu rõ, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm, thời hiệu kỷ luật viên chức là 24 tháng; kể từ khi phát hiện vi phạm, thời hạn kỷ luật viên chức là không quá 02 tháng, nếu có tình tiết phức tạp thì thời hạn kỷ luật không quá 04 tháng.

Trong đó, thời hiệu kỷ luật là thời hạn mà hết thời hạn đó viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét kỷ luật; Thời hạn kỷ luật là khoảng thời gian từ khi phát hiện vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật.

Có thể thấy, thực tế có nhiều trường hợp, hành vi vi phạm tinh vi, vô cùng phức tạp, thời hạn và thời hiệu kỷ luật nêu trên còn quá ngắn, khiến việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn.

Căn cứ vào thực tiễn này, Luật sửa đổi đã kéo dài thời hiệu cũng như thời hạn xem xét kỷ luật. Cụ thể, khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi nêu rõ:

- Thời hiệu kỷ luật: 02 năm với trường hợp vi phạm đến mức bị kỷ luật khiển trách; 05 năm với các trường hợp còn lại;

- Thời hạn kỷ luật: Không quá 90 ngày. Nếu phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Đồng thời, Luật sửa đổi còn bổ sung thêm trường hợp không áp dụng thời hiệu kỷ luật nghĩa là viên chức vi phạm các hành vi sau đây sẽ bị kỷ luật “bất cứ lúc nào”:

- Vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

7/ Viên chức đang bị kỷ luật vẫn được cho nghỉ hưu

Mặc dù việc kỷ luật viên chức được quy định chặt chẽ hơn nhưng về điều kiện nghỉ hưu của viên chức, Luật sửa đổi lại "nới lỏng" hơn so với hiện nay.

Cụ thể, Luật sửa đổi bổ sung thêm quy định “kỷ luật viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01/7/2020 sẽ được thực hiện theo Luật này”.

Quy định này có thể hiểu rằng, dù viên chức đã nghỉ hưu, nghỉ việc nhưng sau đó lại phát hiện có vi phạm trong thời gian công tác trước đó thì vẫn bị kỷ luật. Bởi vậy, khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi đã sửa điều kiện nghỉ hưu của viên chức theo hướng “mở” hơn:

Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc.

Trong khi trước đó, khoản 3 Điều 56 Luật Viên chức hiện hành lại quy định viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy, dù đang bị kỷ luật, viên chức vẫn có thể được xem xét giải quyết nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, nếu phát hiện các vi phạm trong thời gian công tác thì vẫn bị kỷ luật theo quy định.

BGTV



  • Từ khóa

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
24 lượt xem

Liên tiếp các vụ ngộ độc: Không “khoán trắng” việc bảo đảm an toàn thực phẩm

Chỉ trong thời gian ngắn, tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
07:47 - 16/05/2024
41 lượt xem

Vượt qua nỗi đau!

Rạng sáng 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở Warsaw choàng tỉnh, bất lực chứng kiến Trung tâm Thương mại Marywilska 44 chìm trong biển lửa
11:00 - 15/05/2024
559 lượt xem

Đăng kiểm đã 'chịu' nhận chuyển khoản

Sau chấn chỉnh của Cục Đăng kiểm VN, một số trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM đã triển khai thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Tuy nhiên, cũng còn nhiều...
10:21 - 15/05/2024
547 lượt xem

Quy định đã có, nhưng phụ cấp chỉ thấy… trên giấy!

Mặc dù đã có quy định rõ ràng, nhưng nhiều năm qua, nhân viên thư viện tại các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình cho biết họ...
08:25 - 15/05/2024
603 lượt xem