205
/
154771
Chính phủ nêu lý do khiến gói hỗ trợ lãi suất 2% bị tắc
chinh-phu-neu-ly-do-khien-goi-ho-tro-lai-suat-2-bi-tac
news

Chính phủ nêu lý do khiến gói hỗ trợ lãi suất 2% bị tắc

Thứ 5, 12/10/2023 | 16:49:00
1,953 lượt xem

Chính phủ nêu rõ nhiều nguyên nhân đẫn đến gói hỗ trợ lãi suất 2% bị tắc, chậm, vướng mắc, trong đó có tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 12-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Có tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra

Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày nêu rõ nghị quyết 43 quy định hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua. 

Tuy nhiên đến cuối tháng 7-2023, số tiền hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đạt khoảng 681 tỉ đồng, tương đương 1,7% nguồn lực bố trí để thực hiện chính sách (40.000 tỉ đồng), trong đó riêng 7 tháng năm 2023 đạt khoảng 547 tỉ đồng.

Theo Chính phủ, chính sách có kết quả triển khai thấp, dự kiến đến hết năm 2023 sẽ chỉ giải ngân được khoảng 1.408 tỉ đồng, còn khoảng 38.592 tỉ đồng không sử dụng hết.

Chính phủ chỉ rõ 6 nguyên nhân dẫn đến kết quả chậm.

Trong đó, có nguyên nhân là khách hàng đủ điều kiện nhưng lựa chọn không thụ hưởng chính sách, chủ yếu do tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra (đặc biệt là doanh nghiệp), cân nhắc giữa lợi ích từ việc được hỗ trợ lãi suất và chi phí phát sinh nếu nhận hỗ trợ lãi suất (phải theo dõi hồ sơ, chứng từ, tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Đồng thời, khách hàng có tâm lý lo ngại trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất do số tiền này đã được hạch toán vào lợi nhuận doanh nghiệp và chia cổ tức cho cổ đông.

Cùng với đó là khó khăn trong việc xác định đối tượng khách hàng thuộc diện "có khả năng phục hồi" theo quy định tại nghị quyết 43.

Khách hàng mặc dù có khả năng trả nợ, nhưng cũng không thể khẳng định có khả năng phục hồi (thường thể hiện thông qua các tiêu chí định lượng như doanh thu/sản lượng/lợi nhuận tăng hoặc các tiêu chí định tính như diễn biến, chiều hướng kinh doanh).

Trường hợp khách hàng được hỗ trợ lãi suất, nhưng tình hình sản xuất - kinh doanh suy giảm, ảnh hưởng đến các tiêu chí nêu trên làm cho ngân hàng thương mại và khách hàng e ngại bị các cơ quan thanh tra, kiểm tra đánh giá trục lợi chính sách.

Ngoài ra, một số khách hàng có doanh thu/lợi nhuận trong giai đoạn dịch bệnh cao hơn hiện tại nên khó để đánh giá việc đáp ứng tiêu chí "phục hồi".

Trong thời gian đầu triển khai (năm 2022), tình hình kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh của các đối tượng ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất nói riêng có nhiều chuyển biến so với thời điểm ban hành nghị quyết...

Nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường sau dịch COVID-19 dẫn đến nhu cầu được hỗ trợ có thể thay đổi so với thời điểm ban hành chính sách...

Cùng với đó, nhiều hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại, tuy nhiên không đăng ký hộ kinh doanh nên không thuộc đối tượng hỗ trợ...

Từ thực tế này, Chính phủ kiến nghị cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh...

Cần thực hiện theo đúng quy định tại nghị quyết 43

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Kinh tế dẫn số liệu nghiên cứu cho thấy đa số các doanh nghiệp cho biết điều kiện cho vay khó khăn là trở ngại lớn nhất khi thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay theo gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Theo cơ quan thẩm tra tại nghị quyết 43, Quốc hội đã quy định thời hạn thực hiện các chính sách của chương trình đến hết 31-12-2023, do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách nêu trên theo đúng quy định tại nghị quyết 43.

Khi kết thúc thời gian giải ngân của chương trình thì hủy dự toán, kế hoạch vốn theo đúng quy định tại nghị quyết và Luật Ngân sách Nhà nước.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng bày tỏ đồng tình với ý kiến của Ủy ban Kinh tế. Ông cũng dẫn lại việc đi tiếp xúc cử tri, nhiều doanh nghiệp cũng nói thật về khó khăn liên quan vấn đề thủ tục, điều kiện vay.

Theo Thành Chung/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/chinh-phu-neu-ly-do-khien-goi-ho-tro-lai-suat-2-bi-tac-20231012152428074.htm

  • Từ khóa

Ông Trần Thanh Mẫn: Cấp phép xây dựng số tầng vượt khả năng chữa cháy

Ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ các vụ cháy ở TP.HCM, Hà Nội... những năm qua là bài học đắt giá trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
11:10 - 14/05/2024
25 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
50 lượt xem

Đu trend 'đi tìm kho báu' là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật

Đây là khẳng định của ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT...
09:12 - 14/05/2024
73 lượt xem

Đến lúc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Giới chuyên gia kinh tế kiến nghị cần quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu chặt chẽ để khắc phục những bất cập, đồng thời quản lý việc trích lập, chi quỹ công...
08:38 - 14/05/2024
95 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
07:56 - 14/05/2024
116 lượt xem