205
/
138634
Mục tiêu đến 2030, GDP bình quân đầu người Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD
muc-tieu-den-2030-gdp-binh-quan-dau-nguoi-viet-nam-dat-khoang-7-500-usd
news

Mục tiêu đến 2030, GDP bình quân đầu người Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD

Thứ 2, 28/11/2022 | 14:35:44
2,013 lượt xem

Nghị quyết của trung ương yêu cầu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, trong đó là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao.

Mục tiêu đến 2030, GDP bình quân đầu người Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 - Ảnh: NHẬT BẮC

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết 29 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030 Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của nhân dân được nâng cao.

Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn...

Về các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, nghị quyết nêu rõ mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; GNI bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 7.000 USD.

Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.

Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%; đạt khoảng 260 sinh viên trên một vạn dân.

Thuộc nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỉ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.

Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 - 15% GDP.

Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.

Xây dựng được ngành công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại.

Tỉ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Hoàn thành xây dựng chính phủ số, thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.

Tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 50%. Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên (đất, nước, khoáng sản), tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN; chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) đạt trên 55. Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.

Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết nêu rõ mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, nghị quyết nêu rõ việc đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong đó các nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế.

Đồng thời thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững; nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất, công nghệ và thị trường, bảo vệ và phát huy tốt thị trường trong nước.

Nghị quyết cũng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng...

Theo Thành Chung/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/muc-tieu-den-2030-gdp-binh-quan-dau-nguoi-viet-nam-dat-khoang-7-500-usd-20221128133803647.htm

  • Từ khóa

Nga ủng hộ Việt Nam tham gia khối BRICS theo hình thức phù hợp

Ngày 15-5, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko khẳng định Nga ủng hộ Việt Nam tham gia BRICS, với một hình thức phù hợp theo lựa chọn của Việt...
16:00 - 15/05/2024
313 lượt xem

Chính phủ xin gia hạn trả nợ khoản vay 4.000 tỉ đồng 'giải cứu' Vietnam Airlines

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét phương án gia hạn trả nợ khoản vay 4.000 tỉ được Quốc...
15:23 - 15/05/2024
333 lượt xem

Thủ tướng Chính phủ: Khoa học là con đường ngắn nhất để đạt các mục tiêu

Tại lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của ngành đối với sự phát triển...
15:13 - 15/05/2024
324 lượt xem

Hải quan đấu tranh chống vận chuyển vàng trái phép

Tổng cục Hải quan vừa ban hành kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới
15:08 - 15/05/2024
321 lượt xem

Bộ Công an đề xuất giải pháp kiểm soát thị trường vàng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, Bộ Công an đã kiến nghị hàng loạt giải pháp nhằm kiểm soát, ổn định thị trường vàng.
11:02 - 15/05/2024
432 lượt xem