190
/
122080
Tác dụng của nước với cơ thể con người
tac-dung-cua-nuoc-voi-co-the-con-nguoi
news

Tác dụng của nước với cơ thể con người

Thứ 7, 25/12/2021 | 07:52:52
2,035 lượt xem

Khoa học đã chứng minh, nước là nguồn gốc của sự sống. Không có nước không có sự sống.

Nhiều người chưa biết tác hại khi cơ thể thiếu nước.

Nhiều người chưa biết tác hại khi cơ thể thiếu nước.

Quá trình tiến hóa của muôn loài, trong đó có con người, nước là chiếc nôi khởi thủy, là nơi bắt đầu cho những mầm sống mới nảy sinh. Từ đó, các loài động vật và con người không ngừng có những đổi thay. 

Cơ thể mỗi người có bao nhiêu nước?

Có đến 3/4 diện tích quả địa cầu là nước để bảo đảm cho sự sống. Đây chắc hẳn không phải là một điều ngẫu nhiên, mà là sự chọn lọc của tạo hóa. Khi nguồn nước bị thu hẹp hay cạn kiệt ở một nơi nào đó, con người không tránh khỏi sự hoang mang, lo sợ vì những khó khăn do thiếu nước mang lại và thậm chí bàng hoàng nghĩ đến ngày tận diệt.

Tại một số quốc gia, việc sử dụng nguồn nước tự nhiên có trong lòng đất được quản lý một cách chặt chẽ.

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trong cơ thể con người có từ 60 -  70% là… nước. Nếu lấy trọng lượng trung bình của một người trưởng thành là 50kg, thì lượng nước mà người ấy phải “mang” đi khi di chuyển là từ 30 - 35kg! Quả thật đó là một con số không hề nhỏ.

Tuy nhiên, nước cũng liên tục thoát khỏi cơ thể con người qua các hoạt động như hô hấp qua da hay bài tiết thông thường hoặc các bệnh gây ra hiện tượng mất nước của cơ thể như tiêu chảy, sốt, nôn…  

Do vậy, con người cũng phải luôn luôn bổ sung sự thiếu hụt đó để giữ sự ổn định mang tính cân bằng. Đó là lý do tại sao nhiều người khi có bệnh phải tiếp nước (đường truyền) hoặc bù nước qua đường uống (gói thuốc muối ORS - Oral Rehydration Selution).

Nhưng tại sao phải là gói thuốc muối? Vì khi cơ thể mất nước, không chỉ có nước bị thải ra ngoài mà nó còn kéo theo cả muối. Do vậy, nếu không được bù đắp một cách hợp lý thì chúng ta sẽ… mệt mỏi vì cơ thể sinh ra nhiều rối loạn từ sự thiếu hụt bất ngờ đó.

Khi thời tiết nóng bức, nhiệt độ gia tăng hoặc khi vận động nhiều như tập thể dục, thể thao hay lao động nặng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Lúc này, cơ thể cũng đòi hỏi sự bù đắp xứng đáng qua việc tăng cường số lần và số lượng nước đưa vào cơ thể. Do vậy, mùa hè chúng ta thường phải uống nước nhiều hơn là mùa đông.

Nhiều trường hợp phải bù nước bằng truyền dịch.

Nước cho cơ thể mỗi ngày

Mọi người đều có thể nhịn ăn một cách dễ dàng hơn là… nhịn khát. Nói chung, con người ta có thể nhịn ăn từ vài ngày đến cả tuẩn lễ mà vẫn có thể sống được, nhưng không thể thiếu nước trong khoảng thời gian đó.

Nhu cầu nước trung bình của một người bình thường khoảng 1 - 2l. Nhu cầu này sẽ gia tăng nếu có các hiện tượng gây mất nước như đã nói ở trên. Ngoài ra, các bà mẹ đang cho con bú cũng cần gia tăng lượng nước uống để có nhiều sữa cho em bé và để tự bù đắp cho mình vì lượng nước đã mất đi theo sữa. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lượng nước mà các bà mẹ nuôi con nhỏ phải uống trong ngày gia tăng gấp rưỡi hay gấp đôi lượng nước uống của một người bình thường, khoảng 3 l/ngày.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, thực phẩm đưa vào cơ thể mỗi ngày cung cấp khoảng 20% lượng nước nhu cầu của cơ thể. Khoảng 80% còn lại được đưa vào qua thức uống các loại. Trong đó dễ kiếm, rẻ tiền và an toàn nhất vẫn là… nước lọc.

Khi cơ thể thiếu nước, cho dù là thiếu ít vẫn sinh ra cảm giác uể oải, mệt mỏi và bắt đầu có cảm giác thèm… nước, tiểu ít. Tất nhiên, lúc đó năng suất lao động hoặc học tập cũng sẽ bắt đầu giảm sút. Thiếu nước và giảm năng suất luôn luôn tỉ lệ thuận với nhau. Nghĩa là, cơ thể càng thiếu nước thì năng suất càng giảm.

Nếu sự bù đắp nước không được thực hiện thì sự thiếu hụt nước của cơ thể ngày càng nghiêm trọng. Lúc đó, cảm giác khát gia tăng dữ dội, cơ thể càng mệt mỏi và kiệt quệ hơn và cuối cùng là phều phào, choáng váng, lơ mơ đến… chết. Trẻ nhỏ, các thiếu niên và người già chịu đựng sự thiếu nước kém hơn những thanh niên trưởng thành, khỏe mạnh.

Uống nước ngay cả khi chưa thấy khát.

Cách dùng nước khôn ngoan

Người ta nói rằng, cách dùng nước khôn ngoan nhất là uống nước khi chưa… khát. Có người sẽ ngạc nhiên và cho rằng: Chưa khát nước thì uống làm sao được?

Về mặt y học mà nói, khi cơ thể lên tiếng báo động khát thì điều đó có nghĩa là mốc giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng đã bị vượt qua. Lúc này, các tế bào trong cơ thể bắt đầu rơi vào trong trạng thái khủng hoảng.

Tất nhiên, khi nguồn “viện trợ” kịp thời, trạng thái khủng hoảng này của các tế bào sẽ lập lại trật tự. Nhưng, rõ ràng đây là điều không khoa học. Điều khôn ngoan nhất vẫn là uống nước bổ sung thường xuyên ngay khi chưa có cảm giác khát.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một điều kiện học tập hoặc làm việc giống nhau, những người nào uống nước đầy đủ và đúng cách sẽ có cảm giác khỏe hơn và tất nhiên năng suất lao động cũng cao hơn, cảm giác mỏi mệt cũng sẽ đến chậm hơn.

Khoảng thời gian thích hợp để nạp thêm nước cho cơ thể là 30 phút. Vậy, trong điều kiện cho phép, cứ mỗi 30 phút mọi người cần bổ sung nước. Lượng nước uống mỗi lần khoảng 50 - 100 ml.

Lượng nước đưa vào cơ thể đầy đủ, kịp thời không những chống khát, mà còn giúp máu lưu thông tốt, tinh thần sảng khoái, da luôn được dưỡng ẩm và đôi mắt cũng sáng và long lanh hơn.

Mai Hữu Phước (Thạc sĩ Y học)

Theo GD&TĐ 

https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/tac-dung-cua-nuoc-voi-co-the-con-nguoi-JbDeatT7g.html

  • Từ khóa

Dấu hiệu sưng ngón tay, ngón chân cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là nhận diện triệu chứng. Nếu các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng bất thường thì đây là một...
15:59 - 14/05/2024
23 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
155 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
161 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
181 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
229 lượt xem