9
/
143429
Xoa dịu cảm xúc buồn vui cũng cần kỹ năng mềm, bạn đã biết chưa?
xoa-diu-cam-xuc-buon-vui-cung-can-ky-nang-mem-ban-da-biet-chua
news

Xoa dịu cảm xúc buồn vui cũng cần kỹ năng mềm, bạn đã biết chưa?

Thứ 5, 02/03/2023 | 09:29:00
2,484 lượt xem

Nghiên cứu khuyên rằng trò chuyện là một trong những phương pháp an ủi đơn giản nhưng hiệu quả nhất, theo The New York Times.

Xoa dịu cảm xúc buồn vui cũng cần kỹ năng mềm, bạn đã biết chưa? - Ảnh 1.

Nói sao cho những người đang đầy bầu tâm sự vừa lòng là điều không dễ dàng - Ảnh: Getty

Hãy công nhận cảm xúc của đối phương

"Đừng nên buồn bã như vậy" là một câu nói phổ biến, nhưng thực ra chỉ khiến người nghe cảm thấy suy sụp hơn.

Trong một cuộc nghiên cứu, người ta đã phân tích 228 cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa các khách hàng đang giận dữ và nhân viên chăm sóc khách hàng. Khi nhân viên khuyên khách "bình tĩnh", khách hàng còn nổi nóng hơn.

Cách làm này phản tác dụng vì ám chỉ cảm xúc của người ta có thể là không hợp lý, hoặc họ đang làm quá vấn đề lên.

Thay vì phủ nhận, bạn nên thừa nhận cảm xúc mà họ đang có: "Mình hiểu là cậu đang rất giận/buồn". Họ sẽ cảm thấy mình được quan tâm, thấu hiểu.

Khát vọng muốn người khác chấp nhận mình là một bản năng truyền thừa từ tổ tiên loài người. Từ thời xưa, con người sẽ có cơ hội sống sót cao hơn khi họ là thành viên của một tập thể.

Giúp người đó tìm cách vượt qua

Quá trình cùng nhau tìm phương án hóa giải sẽ xoa dịu cảm xúc của họ.

Nhưng bạn chỉ nên làm vậy trong trường hợp họ sẵn sàng để bạn giúp. Hãy chú ý tới tín hiệu từ lời bộc bạch của họ.

Nếu họ chỉ đề cập tới cảm xúc như "tôi cảm thấy anh ấy không quan tâm tới tôi", có lẽ họ chỉ tìm kiếm sự vỗ về.

Nếu họ bày tỏ muốn thay đổi cảm xúc, muốn giải quyết vấn đề, đây có thể là dấu hiệu muốn nhờ bạn giúp.

Đưa ra phương án giải quyết một cách thận trọng

Hãy luôn nhấn mạnh là bạn hiểu tại sao họ cảm nhận như vậy. Bạn có thể cũng sẽ thế nếu rơi vào hoàn cảnh đó. Họ sẽ dễ đón nhận lời khuyên hơn.

Nếu trước đây họ từng an ủi hay giúp đỡ bạn, bạn nên nhắc lại kỷ niệm để tăng sự đồng cảm.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, bạn có thể khuyên nhẹ nhàng hoặc quyết liệt. Bạn nên cho họ biết, lời khuyên này là vì lợi ích của họ.

Quan trọng là ở tấm lòng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng ta thường đánh giá thấp hành vi giúp đỡ người khác của mình, vì sợ lời khuyên không hoàn hảo.

Thế nhưng, người được giúp lại rất quý trọng, cho dù sự hỗ trợ ấy không hẳn đúng như họ cần.

Bạn nói đúng, nói lời hay không phải là điểm mấu chốt. Đôi khi, bạn ở bên cạnh và cho mượn bờ vai khi người khác đang đau buồn đã là đủ.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/xoa-diu-cam-xuc-buon-vui-cung-can-ky-nang-mem-ban-da-biet-chua-2023030109144688.htm

  • Từ khóa

Ngành nghề của tương lai: Có một nghề vừa chơi, vừa làm và vừa... có tiền

Không dừng lại ở việc chơi game giải trí, thể thao điện tử đang dần trở thành một ngành nghề sản sinh ra nhiều vị trí việc làm và tuyển dụng một cách...
14:24 - 16/05/2024
15 lượt xem

Mệt mỏi với kiểu người đi đâu, làm gì cũng phải chụp hình ‘cúng’ Facebook

Đồ ăn mang ra từ lúc nóng hổi đến nguội lạnh, ly nước có khi tan gần hết đá vẫn chưa được động tay vào chỉ vì người đi cùng chưa chụp được một tấm hình...
11:30 - 16/05/2024
72 lượt xem

Lao động trẻ làm gì để hòa mình vào xu thế mới?

Người lao động trẻ phải xung kích thay đổi và sáng tạo. Đó là chia sẻ của các đại biểu tại tọa đàm về giải pháp phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích,...
10:10 - 16/05/2024
112 lượt xem

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh có từ bao giờ?

Nhân dịp kỷ niệm 65 ngày mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại, T.Ư Đoàn đã tổng hợp tư liệu về sự ra đời và ý nghĩa của con đường lịch sử...
07:50 - 16/05/2024
174 lượt xem

9X vô địch cuộc thi pha chế châu Á: Từng ước làm diễn viên điện ảnh

Phạm Bá Duy, 28 tuổi (TP.HCM) vượt qua hàng ngàn thí sinh đến từ Việt Nam và nhiều nước trong khu vực châu Á để trở thành quán quân Asia Latte Art Battle...
16:12 - 15/05/2024
566 lượt xem