240
/
102783
Vì sao phải công khai, báo cáo khi làm từ thiện?
vi-sao-phai-cong-khai-bao-cao-khi-lam-tu-thien
news

Vì sao phải công khai, báo cáo khi làm từ thiện?

Thứ 4, 30/12/2020 | 12:00:51
429 lượt xem

Cá nhân được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục thiên tai, dịch bệnh. Đây là điểm mới trong dự thảo nghị định vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.

Vì sao phải công khai, báo cáo khi làm từ thiện? - Ảnh 1.

Đại diện một công ty trao tiền cho báo Tuổi Trẻ ủng hộ đồng bào bị thiên tai miền Trung - Ảnh: NHẬT THỊNH

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo...

Đề xuất phải thông báo cho chính quyền địa phương

Một trong những điểm mới so với hiện nay mà Bộ Tài chính đề xuất tại dự thảo là cá nhân được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục thiên tai, dịch bệnh… 

Bộ Tài chính kiến nghị cá nhân muốn vận động nguồn tài trợ thì phải thông báo với chính quyền nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động.

Ông Võ Thành Hưng - vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính - giải thích mục tiêu của đề xuất này là đảm bảo quyền lợi của những cá nhân, tổ chức quyên góp tự nguyện. Chẳng hạn, một số tỉnh ở miền Trung vừa bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ. 

Để chung tay chia sẻ với người dân miền Trung khắc phục thiệt hại, ca sĩ Thủy Tiên hay một ai đó kêu gọi vận động mọi người ủng hộ giúp người dân nơi đây. 

Ca sĩ Thủy Tiên chỉ cần thông báo với chính quyền nơi cô cư trú về việc đứng ra huy động tiền và hiện vật ủng hộ cho các tỉnh ở miền Trung bị bão lũ. Thời gian huy động là 50 hoặc 60 ngày. Hình thức tiếp nhận tiền trực tiếp hay qua tài khoản…

Còn về phân phối, sử dụng nguồn tài trợ tự nguyện, ông Hưng cho biết Bộ Tài chính có kiến nghị đưa vào quy định "cá nhân phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội".

Ông Hưng lý giải rằng mục đích tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện là đi hỗ trợ người dân khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Nên khi đi phân phối tiền, hiện vật tài trợ, cá nhân cần thông báo với địa bàn nơi tiếp nhận. 

Bởi chính quyền nơi tiếp nhận là nắm tốt nhất thông tin trên địa bàn của họ có những ai không may bị ảnh hưởng, thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai… và mức độ như thế nào.

Phải công khai, minh bạch khoản tiền tài trợ

Một điểm mới khác của dự thảo nghị định được ông Hưng giải thích là "cá nhân phải công khai nguồn đóng góp tự nguyện". 

Bộ Tài chính đề nghị các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Ông Hưng cho biết hình thức công khai bằng cách thức nào thì giữa cá nhân đứng ra vận động và người tài trợ tự thỏa thuận với nhau. Đây là quan hệ dân sự.

Chẳng hạn, cá nhân vận động và tiếp nhận tài trợ qua tài khoản mạng xã hội Facebook thì có thể công khai số tiền tài trợ qua Facebook. Nếu mọi người ủng hộ tiền qua tài khoản ngân hàng thì người nhận tiền hỗ trợ phải công khai tài khoản đó cho mọi người chuyển tiền được biết.

Ngoài ra, tại dự thảo nghị định, Bộ Tài chính cũng kiến nghị cá nhân phải có trách nhiệm báo cáo, công khai về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khi được yêu cầu.

Ông Hưng cho rằng đặt trong tình huống có vấn đề liên quan đến kiện tụng về khoản đóng góp tự nguyện thì cá nhân đứng ra tiếp nhận nguồn tài trợ phải chứng minh với tòa án về việc có nhận tiền và phân phát, phân phối khoản tiền đó đúng mục đích như cam kết mà người ủng hộ yêu cầu. 

Thậm chí khi người tài trợ yêu cầu thì cá nhân tiếp nhận vận động cũng phải công khai, minh bạch về số tiền tiếp nhận, việc phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

Tạo điều kiện dễ dàng cho việc làm từ thiện

Theo ông Hưng, việc tổ chức hỗ trợ đóng góp tự nguyện và tiếp nhận nguồn đóng góp này là quyền của mỗi người. Quan điểm của Bộ Tài chính khi xây dựng nghị định là không làm khó cho hoạt động này mà trái lại là phải tạo thuận lợi, hiệu quả nhất.

Thêm nữa, chính sách còn hướng đến đảm bảo cả quyền lợi của người đi huy động và người đóng góp. Từ trước đến nay, dư luận không quan tâm nhiều đến quyền lợi của người đóng góp; thực ra tổ chức, cá nhân đứng ra huy động thì cũng phải có trách nhiệm với những người đưa tiền cho mình.


Theo Lê Thanh/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/vi-sao-phai-cong-khai-bao-cao-khi-lam-tu-thien-20201230085621683.htm

  • Từ khóa

Lương của công chức, viên chức sẽ tăng từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương hiện...
11:18 - 16/05/2024
206 lượt xem

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
240 lượt xem

Liên tiếp các vụ ngộ độc: Không “khoán trắng” việc bảo đảm an toàn thực phẩm

Chỉ trong thời gian ngắn, tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
07:47 - 16/05/2024
235 lượt xem

Vượt qua nỗi đau!

Rạng sáng 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở Warsaw choàng tỉnh, bất lực chứng kiến Trung tâm Thương mại Marywilska 44 chìm trong biển lửa
11:00 - 15/05/2024
748 lượt xem

Đăng kiểm đã 'chịu' nhận chuyển khoản

Sau chấn chỉnh của Cục Đăng kiểm VN, một số trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM đã triển khai thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Tuy nhiên, cũng còn nhiều...
10:21 - 15/05/2024
736 lượt xem