213
/
144761
Đề xuất quản lý Zalo, Telegram như dịch vụ viễn thông
de-xuat-quan-ly-zalo-telegram-nhu-dich-vu-vien-thong
news

Đề xuất quản lý Zalo, Telegram như dịch vụ viễn thông

Thứ 6, 24/03/2023 | 14:21:32
2,014 lượt xem

Zalo, Telegram... là các ứng dụng OTT có thể xem như dịch vụ viễn thông nên được đề xuất quản lý theo luật Viễn thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá các dịch vụ cung cấp tính năng tương tự viễn thông như gọi điện, nhắn tin... cần được coi là dịch vụ viễn thông cơ bản trên mạng internet. Thông tin trên được Bộ nêu trong tờ trình Chính phủ về dự thảo luật Viễn thông (sửa đổi). Một số ví dụ nêu ra có các ứng dụng quen thuộc như Zalo, Viber, Telegram...

Theo cơ quan chủ quản, các OTT trên đang được sử dụng thay thế dịch vụ viễn thông truyền thống, gọi là OTT viễn thông.

Zalo, Telegream có thể được xem như dịch vụ OTT viễn thông

Zalo, Telegream có thể được xem như dịch vụ OTT viễn thông. Anh Quân

"Hiện nay, các dịch vụ ứng dụng internet trong viễn thông (gọi tắt là OTT viễn thông - các dịch vụ trên internet cung cấp tính năng tương tự dịch vụ viễn thông như gọi điện thoại, nhắn tin…) được sử dụng ngày càng phổ biến, có khả năng thay thế cho các dịch vụ viễn thông trong khi pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin", tờ trình viết.

Trên thế giới đã có một số khu vực, quốc gia (châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc) đã phân loại dịch vụ này là dịch vụ viễn thông và thực hiện quản lý theo pháp luật về viễn thông.

Do vậy, dự thảo luật đưa ra các quy định quản lý trên nguyên tắc: Tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ trong nước phát triển; Tạo môi trường pháp lý bình đẳng, tránh tình trạng bảo hộ ngược giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đến người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; Bảo vệ quyền lợi người dùng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Bộ cũng đề xuất quản lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp quốc tế cũng như nội địa. Cụ thể, với dịch vụ OTT viễn thông có thu cước, nhà cung cấp trong nước phải có giấy phép, còn đơn vị quốc tế cần thông qua thỏa thuận thương mại với một doanh nghiệp có phép trong nước.

Đối với OTT viễn thông miễn phí (không thu cước), nhà cung cấp cần thông báo, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông. Những hãng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có quy mô lớn (dựa trên số lượng người sử dụng dịch vụ hoặc phát sinh lưu lượng dịch vụ tại thị trường Việt Nam) phải thông qua thỏa thuận thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến người dùng, đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Theo Anh Quân/Thanh niên

https://thanhnien.vn/de-xuat-quan-ly-zalo-telegram-nhu-dich-vu-vien-thong-185230323204143866.htm

  • Từ khóa

FBI bắt tin tặc Triều Tiên từng bị treo thưởng 10 triệu USD

Ngày 25-7, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thông báo truy tố và bắt giữ Rim Jong Hyok, một hacker được cho là thuộc tổ chức tin tặc Andariel của Triều...
16:13 - 26/07/2024
354 lượt xem

OpenAI giới thiệu công cụ tìm kiếm SearchGPT đe dọa Google

OpenAI vừa giới thiệu nguyên mẫu của SearchGPT, công cụ tìm kiếm hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) được thiết kế để cung cấp cho người dùng quyền truy cập...
14:57 - 26/07/2024
385 lượt xem

Bất ngờ với lý do doanh số yếu kém của iPhone 15

Lượng người dùng Android chuyển sang iPhone tăng vọt, nhưng lại khiến doanh số iPhone 15 không như kỳ vọng.
11:51 - 26/07/2024
478 lượt xem

Những tính năng nhẫn thông minh cần có

Galaxy Ring là nhẫn thông minh vừa ra mắt tại sự kiện Galaxy Unpacked của Samsung, tuy nhiên đó không phải là sản phẩm quá mới trong thị trường này.
09:42 - 26/07/2024
507 lượt xem

Apple sẽ sớm ra mắt iPhone dung lượng 2 TB

Apple có thể sớm ra mắt iPhone đầu tiên mang dung lượng lưu trữ lên tới 2 TB.
06:58 - 26/07/2024
573 lượt xem