205
/
167363
Tiếc thương vô hạn nhà lãnh đạo lỗi lạc
tiec-thuong-vo-han-nha-lanh-dao-loi-lac
news

Tiếc thương vô hạn nhà lãnh đạo lỗi lạc

Thứ 6, 26/07/2024 | 08:02:16
2,118 lượt xem

Sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc

Không quản ngại đường sá xa xôi, từ sáng sớm 25-7, người dân từ nhiều địa phương đã đến thủ đô Hà Nội, xếp hàng dài nối nhau để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lễ viếng Tổng Bí thư bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25-7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26-7 tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội).

Tổn thất to lớn đối với Đảng và Nhà nước...

6 giờ sáng, Lễ treo cờ rủ đã diễn ra trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Đội tiêu binh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mang theo lá cờ gắn dải băng tang thực hiện nghi thức treo cờ. Rất đông người dân có mặt tại đây đã không kìm được nước mắt khi lá cờ được kéo lên.

Đúng 7 giờ, điều hành lễ viếng tại Nhà Tang lễ Quốc gia, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang, cho biết sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể giáo sư, y - bác sĩ đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19-7 (tức ngày 14-6 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nhấn mạnh trong gần 60 năm công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tổng Bí thư đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. "Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến" - Thường trực Ban Bí thư Lương Cường bày tỏ.

Để tỏ lòng thương tiếc và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư theo nghi thức Quốc tang.

Mở đầu lễ viếng, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đoàn Chủ tịch nước do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng đoàn đã vào viếng và chia buồn cùng gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp theo, các đoàn Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đoàn các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các đoàn đại diện cho các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới... lần lượt vào viếng.

Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng đoàn viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngẢnh: TTXVN

Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng đoàn viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngẢnh: TTXVN

Nguyện học tập, noi gương Tổng Bí thư

Viết trong sổ tang, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người con yêu quý của dân tộc Việt Nam; nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc; người đảng viên cộng sản kiên trung; một tấm gương sáng ngời, không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; có uy tín lớn trong Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người bạn lớn của nhân dân thế giới; có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cho phong trào cộng sản quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới...

Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo nguyện học tập, noi gương, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc - mục tiêu mà Tổng Bí thư trọn đời ấp ủ, phấn đấu, hy sinh.

"Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng" - Chủ tịch nước Tô Lâm viết.

Trong sổ tang, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết: "Trước anh linh đồng chí Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thành kính tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao to lớn, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời đại mới".

"Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng chí, đồng bào, gia quyến và bạn bè quốc tế. Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí; nguyện tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ, các thế hệ đi trước và đồng chí đã lựa chọn" - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi sổ tang.

Theo Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có uy tín, đặc biệt xuất sắc; tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng, trọn đời vì nước, vì dân. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, bài bản, kiên trì, nghiêm minh nhưng rất nhân văn của Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực - công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến mạnh, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự đã trở thành "phong trào, xu thế không thể đảo ngược"; được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.

Lực lượng an ninh và thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngẢnh: TTXVN

Lực lượng an ninh và thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Cả đời vì nước, vì dân

Tại phố Trần Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, vợ chồng ông Phạm Hữu Xèng - bà Nguyễn Thị Mưu cho biết từ 3 giờ sáng đã đi từ huyện An Lão, TP Hải Phòng lên thủ đô với tâm nguyện được viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một đoạn đường.

"Dù biết có rất đông đoàn khách quốc tế và các đoàn trong nước đến viếng, không biết có thể vào Nhà Tang lễ Quốc gia để kính viếng Tổng Bí thư hay không nhưng chúng tôi vẫn sẽ chờ" - bà Mưu bày tỏ.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn (89 tuổi), nguyên giảng viên Khoa Ngữ văn - Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (cũ), cùng các cựu sinh viên lớp Văn khóa 8 (1963-1967) đã vào viếng và đưa tiễn người học trò, người bạn học Nguyễn Phú Trọng. Đêm qua, thầy Sơn ngủ không yên giấc vì thương tiếc học trò.

Thầy Nguyễn Ngọc Sơn kể một lần về họp lớp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ về tình người, tình bạn, tình đồng chí, tình đồng nghiệp, tình thầy trò. "Khi ấy, tôi nói với anh Trọng rằng nhân anh nói đến chữ "tình", tôi tặng anh câu thơ: "Thế gian vạn sự giai bào ảnh/ Thiên kiếp duy dư nhất điểm tình" - tạm dịch: Trên đời này, mọi sự, mọi việc chỉ là bọt bèo, ảo ảnh; ngàn kiếp qua đi, chỉ có một thứ còn lại, đó là cái tình, tình đời, tình người". Anh Trọng là một nhân cách lớn, người luôn khắc sâu đạo nghĩa thầy trò" - thầy Nguyễn Ngọc Sơn rưng rưng.

Lặn lội từ Khánh Hòa ra Hà Nội, ông Huỳnh Duy Thương tha thiết mong được thắp nén nhang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. "Tôi chỉ là người dân bình thường, không quen biết nhưng rất kính trọng và yêu quý Tổng Bí thư. Tôi sẽ chờ cho đến khi được vào viếng mới quay về" - ông Thương quả quyết. 

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được tổ chức lúc 13 giờ ngày 26-7 tại Nhà Tang lễ Quốc gia. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội.

Khắc ghi những lời căn dặn sâu sắc

Xúc động ghi sổ tang, ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - khẳng định Tổng Bí thư ra đi nhưng tên tuổi, sự nghiệp, tấm lòng nhân ái, trọng dân, thương dân, gắn bó máu thịt với nhân dân vẫn còn mãi.

"Chúng tôi luôn khắc ghi những lời căn dặn sâu sắc của Tổng Bí thư: "Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất"; "Lấy yên dân làm động lực thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; "Phải xây dựng, củng cố tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc"; "Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt". Đó là những lời căn dặn vô giá" - ông Đỗ Văn Chiến viết.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/tiec-thuong-vo-han-nha-lanh-dao-loi-lac-196240725231345264.htm

  • Từ khóa

Kéo dài thêm thời gian "đóng cửa" sân bay Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài

Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kéo dài thời gian ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại sân bay quốc tế Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài.
19:20 - 07/09/2024
291 lượt xem

Thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão Yagi.
15:01 - 07/09/2024
422 lượt xem

Bão Yagi tiến sát đất liền, Thủ tướng ra công điện lần 3

Đêm 6.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện số 88 gửi các bộ, ngành địa phương ứng phó với bão Yagi (bão số 3) và mưa lũ sau bão.
10:09 - 07/09/2024
630 lượt xem

Việt Nam có đủ các điều kiện hạ tầng, cơ chế, chính sách để SpaceX đầu tư kinh doanh hiệu quả

Chiều 6/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn...
07:18 - 07/09/2024
564 lượt xem

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló

Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco...
20:02 - 06/09/2024
850 lượt xem