205
/
160554
Bộ Chính trị: Đầu tư đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Hà Nội, TP.HCM
bo-chinh-tri-dau-tu-duong-sat-do-thi-tau-dien-ngam-tai-ha-noi-tp-hcm
news

Bộ Chính trị: Đầu tư đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Hà Nội, TP.HCM

Thứ 2, 26/02/2024 | 20:59:00
1,851 lượt xem

Bộ Chính trị lưu ý ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm.

Tuyến metro số 1 ở TP.HCM đang chạy thử - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành kết luận 72 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết 13/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thí điểm mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, có các giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đi trước một bước; có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những lĩnh vực đột phá, cơ bản…

Phấn đấu đến năm 2030, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tương xứng với nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, kết nối với khu vực và thế giới.

Định hướng đến năm 2045, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại gắn với nước phát triển, thu nhập cao; kết nối và hội nhập với phát triển của thế giới.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với mục tiêu xây dựng công nghiệp hiện đại đến năm 2030, nhất là chính sách, pháp luật về đầu tư công, quy hoạch, đối tác công - tư, ngân sách nhà nước, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số...

Nghiên cứu tổ chức thí điểm mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công; hoàn thiện mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD); xây dựng cơ chế tài chính đặc thù với các công trình hạ tầng văn hóa, xã hội.

Xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu, có đủ nguồn lực, năng lực quản trị hiện đại, tiếp cận, chuyển giao và làm chủ được công nghệ tiên tiến trong đầu tư, xây dựng những công trình hạ tầng lớn, có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với phát triển đất nước.

Tập trung hoàn thành các dự án trọng điểm

Bộ Chính trị yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền gắn với năng lực tổ chức thực hiện và đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu ở địa phương.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự liên thông giữa thủ tục đầu tư với các thủ tục về đất đai, xây dựng, đấu thầu, môi trường...

Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia; phân cấp đầu tư và giao trách nhiệm cho người đứng đầu trong quyết định đầu tư...

Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách rút ngắn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng; tách dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư ra khỏi dự án đầu tư theo quy hoạch.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, ưu tiên phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho công trình, dự án quan trọng... đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội.

Nghiên cứu hình thành quỹ phát triển hạ tầng, áp dụng linh hoạt trần nợ công gắn với khả năng trả nợ để tăng thêm nguồn lực, phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng.

Tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, hàng không có tính kết nối...

Phát triển hạ tầng năng lượng, nhất là bảo đảm cung cấp đủ, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng...

Bộ Chính trị yêu cầu ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các trục cao tốc Đông - Tây và tuyến giao thông kết nối đa phương thức theo quy hoạch; sân bay quốc tế; hạ tầng các cảng biển lớn, các tuyến đường thủy nội địa có nhu cầu vận tải lớn.

Cùng với đó là dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) - Hải Phòng, TP.HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành...

Tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm có quy mô vận tải lớn tại Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn khác.

Phát triển đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình nguồn điện, cơ cấu hợp lý, bảo đảm an toàn hệ thống, giá thành hợp lý; phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ...

Theo Thành Chung/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/bo-chinh-tri-dau-tu-duong-sat-do-thi-tau-dien-ngam-tai-ha-noi-tp-hcm-20240226184710905.htm

  • Từ khóa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 'Bùn - máu và hoa'

Đến tỉnh Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi được trải nghiệm trong không gian ngập tràn sắc đỏ và thấu hiểu dòng chữ 'Bùn -...
09:02 - 05/05/2024
45 lượt xem

Bộ Nội vụ: Cải cách tiền lương với công chức, mức thấp nhất không dưới 5 triệu

Trả lời tại họp báo Chính phủ chiều tối 4-5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1-7 tới đây.
19:52 - 04/05/2024
369 lượt xem

Khởi tố ông Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ...
18:33 - 04/05/2024
428 lượt xem

Phải làm gì đó khi giá cả nhấp nhổm

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 4 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của giới...
15:19 - 04/05/2024
495 lượt xem

Chuẩn bị kỹ để thực hiện cải cách tiền lương, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Chỉ đạo cải cách tiền lương được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2024 vào sáng 4-5.
15:16 - 04/05/2024
490 lượt xem