205
/
147489
Hồ Chí Minh - Người dẫn đường của Cách mạng Việt Nam
ho-chi-minh-nguoi-dan-duong-cua-cach-mang-viet-nam
news

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Những giá trị bền vững cho muôn đời Hồ Chí Minh - Người dẫn đường của Cách mạng Việt Nam

Thứ 6, 19/05/2023 | 12:15:45
2,085 lượt xem

Hồ Chí Minh đã có cống hiến lịch sử vô giá bởi lý luận chống chủ nghĩa thực dân - cũ và mới - phát hiện ra quy luật phát triển tất yếu và phổ biến của các dân tộc trong lịch sự hiện đại.

Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng Mácxít sáng tạo lớn nhất của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Người là ngọn cờ đầu của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân trong thời đại ngày nay.

Hồ Chí Minh - Người dẫn đường của Cách mạng Việt Nam - 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát buổi diễn tập cấp Trung đoàn tấn công của Sư đoàn 308 tại Sơn Tây, năm 1957 (Ảnh: Tư liệu TTXVN).

Nếu Mác-Ănghen nổi bật bởi lý luận chống chủ nghĩa tư bản, đem lại luận chứng khoa học tường minh nhất về sự thất bại của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, sự thắng lợi của giai cấp vô sản (giai cấp công nhân hiện đại) và chủ nghĩa xã hội, coi đó là những tất yếu lịch sử như nhau, nếu Lênin phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, vạch ra lý luận chống chủ nghĩa đế quốc, làm sáng tỏ con đường "phát triển rút ngắn" bằng phương thức "quá độ gián tiếp" tới chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đối với các nước còn dừng lại ở các quan hệ tiền tư bản, thì Hồ Chí Minh đã có cống hiến lịch sử vô giá bởi lý luận chống chủ nghĩa thực dân - cũ và mới - phát hiện ra quy luật phát triển tất yếu và phổ biến của các dân tộc trong lịch sự hiện đại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo, đầy bản lĩnh của Cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh trung thành một cách sáng tạo với chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa, học thuyết ấy trong thực tiễn cách mạng thế giới và Việt Nam. Cống hiến đặc sắc của Người thông qua Tư tưởng - Phương pháp và Phong cách cùng với Đạo đức và Văn hóa hợp thành một hệ thống chỉnh thể lý luận khoa học - cách mạng và nhân văn đã cho thấy tầm vóc một lãnh tụ cách mạng kiểu mới, một vĩ nhân và danh nhân văn hóa mà lịch sử đã thừa nhận. Nhiều luận đề tư tưởng của Người vượt qua thử thách của thời gian đã định hình và kết tinh thành những giá trị bền vững, để đời, luôn mới mẻ và hiện đại. Hồ Chí Minh xứng đáng được coi là một tác gia kinh điển, mang cốt cách hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam. Trên quan điểm phát triển, tiếp biến văn hóa để phát triển, sáng tạo để đổi mới, hội nhập để hiện đại hóa, có thể khẳng định rằng, nhà tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là một nhà kinh điển, có mặt trong hàng ngũ các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin với những nét đặc sắc thuộc về phong cách của riêng mình, với tính đặc thù Việt Nam hòa trong tính phổ biến của thời đại và thế giới nhân loại. Giá trị, ý nghĩa, sức sống và tầm ảnh hưởng của tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh được nhận biết từ những bình diện đó, cả lịch sử và lôgic, cả lý luận lẫn thực tiễn.

Thiên tài tư tưởng và tổ chức của Người là ở chỗ, Người tìm ra con đường phát triển của Việt Nam là con đường cách mạng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đó là "cách mạng đến nơi", tức là triệt để, do Đảng chân chính cách mạng lãnh đạo. Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt. Đảng không có chủ nghĩa giống như người không có trí khôn. Chủ nghĩa chân chính cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin, Mác-Lênin. Đảng phải theo chủ nghĩa đó, Người nhận rõ, làm cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời phát triển tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Học thuyết của Người là học thuyết giải phóng, "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Chủ thuyết của Người là chủ thuyết phát triển, bằng cách bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, xác định hệ giá trị cốt lõi của phát triển là Độc lập - Tự do và Hạnh phúc.

Từ tìm đường cứu nước cứu dân, Người chọn đường (cách mạng), nhận đường (theo gương cách mạng Tháng Mười), cuối cùng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở thành người dẫn đường, là ngọn cờ dẫn đường của Cách mạng Việt Nam. Để thực hiện lý tưởng và hoài bão đó, Người dày công tổ chức lực lượng, sáng lập ra Đảng cách mạng theo học thuyết Đảng kiểu mới của Lênin. Vào lúc thời cơ chín muồi, Người sáng suốt chuyển hướng chiến lược, đặt cách mạng giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vận dụng sức mạnh tổng hợp của đại đoàn kết toàn dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Người phát hiện ra quy luật đặc thù về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: kết hợp chủ nghĩa chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta).

Người dày công tổ chức, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, bắt đầu từ những hạt nhân nòng cốt của Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí. Đó là tổ chức tiền thân của Đảng, "từ những con chim non cộng sản mà nảy nở ra cả một bầy chim cộng sản", đó là Đảng. Từ khi cách mạng thành công, Đảng trở thành Đảng cầm quyền, Người chú trọng đặc biệt đến xây dựng Đảng về mọi mặt: có hệ tư tưởng tiên tiến, có đường lối chính trị đúng, có đạo đức gương mẫu, có tổ chức mạnh với kỷ luật sắt nghiêm minh, có mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, có đội ngũ cán bộ trung thành, tận tụy, hy sinh, bản lĩnh, mưu lược và sáng tạo biết "giữ chủ nghĩa cho vững", lại "ít lòng ham muốn vật chất"[1], xác định "Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết".

Ở cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Người từ thực tiễn mà nâng thành lý luận. Đó là lý luận Đảng cầm quyền, lý luận Nhà nước dân chủ - pháp quyền - nhân nghĩa, lý luận Dân chủ "Dân là chủ và dân làm chủ" và xác định "Đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng". Người cảnh báo từ rất sớm nguy cơ tha hóa của Đảng cách mạng và người cách mạng khi Đảng cầm quyền và cán bộ đảng viên có chức, có quyền, cho nên phải luôn luôn dựa vào dân mà xây dựng Đảng, mà tập trung chỉnh đốn lại Đảng[2].

Thiên tài tư tưởng và tổ chức của Người còn ở tầm nhìn và dự báo chiến lược, nắm bắt đúng xu thế vận động của lịch sử, xử lý thành công Thời - thế và Lực, nhận rõ thiên thời, địa lợi, nhân hòa mà nhân hòa là quyết định. Bên thềm Cách mạng Tháng Tám, cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sự hiện đại của Việt Nam, Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944), tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam với những tư tưởng lớn, những trù tính sáng suốt: "Chính trị trọng hơn quân sự", "người trước súng sau", dựa vào dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ, căn dặn các tướng lĩnh và chiến sĩ "kỷ luật là sức mạnh của quân đội", "nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của quân đội"[3], xây dựng quân đội, công an là lực lượng vũ trang của cách mạng, phải ra sức "trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"[4], "trước hết phải tự mình cần kiệm liêm chính, phải tuyệt đối trung thành với chính phủ, đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép, đối với công việc phải tận tụy, đối với địch phải cương quyết, khôn khéo"[5].

Với Mặt trận và toàn dân, Người nêu cao tinh thần đại đoàn kết, phải giữ vững quyết tâm, coi trọng tín tâm, phát huy sức mạnh đồng tâm để trên dưới đồng lòng, toàn dân giúp sức và ủng hộ thì cách mạng dù khó khăn thế nào cũng vượt qua được và đi tới thành công. Muốn vậy phải thường xuyên làm tốt công tác dân vận và nuôi dưỡng tinh thần, lực lượng, phát triển phong trào thi đua ái quốc, "thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua, ai thi đua là người yêu nước nhất"[6]. Cán bộ đảng viên, chiến sĩ phải gương mẫu cho toàn dân noi theo, một tấm gương sống còn quý giá hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Lãnh đạo bằng gương mẫu là cách lãnh đạo tốt nhất, hợp với lòng dân nhất. Đặc biệt là trong Đảng phải đề cao tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết, nhất trí trong Đảng như giữ gìn con người của mắt mình[7]. Ra sức thực hành dân chủ và giữ đúng nguyên tắc dân chủ tập trung… Đó là những chỉ dẫn còn mãi giá trị cho thấy thiên tài tư tưởng và tổ chức của Hồ Chí Minh trong vai trò lãnh đạo tối cao của Đảng và dân tộc ta.

________________

[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, Di chúc.  Tập 15, Tr 616.

[2] Hồ Chí Minh Toàn tập, Di chúc.  Tập 15, Tr 616.

[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 5, Tr 485.

[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 14, Tr 435.

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 5, Tr 498, 499.

[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 5, Tr 556.

[7] Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 15, Tr 611.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/xa-hoi/ho-chi-minh-nguoi-dan-duong-cua-cach-mang-viet-nam-20230519092901096.htm

  • Từ khóa

'Giữ lửa, truyền lửa' phát huy văn hóa dân tộc

Chiều 19.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày văn hóa các dân tộc...
08:21 - 20/04/2024
175 lượt xem

Đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị đề nghị T.Ư Đảng khai trừ Đảng cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. Ban Bí thư đã khai trừ cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng...
17:39 - 19/04/2024
544 lượt xem

Bộ Y tế sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành

Theo đề án đang xây dựng, Bộ Y tế sẽ tập trung tăng cường quản lý Nhà nước với ngành, lĩnh vực được giao và chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành, phù...
14:29 - 19/04/2024
865 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý hình sự nếu cố tình 'đầu độc' sông Bắc Hưng Hải

Nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự, đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhằm kiên...
09:37 - 19/04/2024
734 lượt xem

Quân và dân Đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Ðồng bằng Bắc Bộ (bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn), là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ...
07:31 - 19/04/2024
783 lượt xem