19
/
156365
Vovinam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
vovinam-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia
news

Vovinam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ 3, 14/11/2023 | 11:34:00
2,109 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định công nhận Vovinam - Việt Võ Đạo là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam - Việt Võ Đạo thành phố Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quyết định cũng giao chủ tịch UBND các cấp, nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam - Việt Võ Đạo thành phố Hồ Chí Minh", trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Dự kiến từ ngày 22 đến 30/11 tới, giải vô địch Vovinam thế giới lần VII năm 2023 sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh. Hiện, giải đã có hơn 650 vận động viên, huấn luyện viên, lãnh đội và lực lượng trọng tài đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự.

Vovinam - Việt Võ Đạo chính thức được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Ảnh: Giang Lê).

Việt Võ đạo là môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội. Sau này môn võ này được gọi là Vovinam, gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ thuật) và Võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo).

Đến năm 1960, cố võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng môn, tiếp tục sự nghiệp quảng bá, phát triển Vovinam. Ông cùng các võ sư tìm tòi, nghiên cứu để hệ thống lý thuyết, kỹ thuật và võ đạo ngày càng được hoàn thiện, qua đó xây dựng nền móng vững chắc cho môn võ Việt.

Hội đồng võ sư Chưởng quản môn phái Vovinam ra đời năm 2010 đánh dấu chặng đường mới của võ Việt. Cố võ sư Chánh chưởng quản Nguyễn Văn Chiếu đã cùng các võ sư đưa Vovinam lan tỏa mạnh mẽ đến bạn bè quốc tế khắp năm châu.

Với hệ thống kỹ thuật mang tính dân tộc, khoa học, thực dụng, sáng tạo cùng với triết lý nhân sinh thượng võ và tấm lòng xả kỷ, Vovinam - Việt Võ Đạo đã góp phần giới thiệu đất nước và con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Đến thời điểm này, Vovinam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, thu hơn 2,5 triệu võ sinh tham gia luyện tập và tiếp tục phát triển. Vovinam Việt Võ Đạo là sản phẩm văn hóa đặc biệt của người Việt và càng phát triển sâu rộng ở cả trong nước và thế giới thì càng góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Vovinam cũng trở thành môn thể thao truyền thống ở đấu trường SEA Games khi tổ chức ở 4 kỳ SEA Games 26 tại Indonesia (năm 2011), SEA Games 27 tại Myanmar (năm 2013), SEA Games 31 tại Việt Nam (năm 2022), SEA Games 32 tại Campuchia (2023) và đang được vận động tổ chức ở SEA Games 33 tại Thái Lan năm 2025.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/van-hoa/vovinam-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-20231114084515457.htm 

  • Từ khóa

Nữ sinh Ngoại thương đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024

Đinh Thị Hoa vượt qua 29 thí sinh để đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024. Ngoài ra, người đẹp quê Đắk Lắk còn giành giải phụ Người đẹp du...
09:40 - 14/05/2024
32 lượt xem

Công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu

Ngày 13-5, tại chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu và...
08:20 - 14/05/2024
71 lượt xem

Festival Mỹ thuật trẻ tiếp tục kêu gọi nghệ sĩ trẻ đừng già

Một lần nữa, Festival Mỹ thuật trẻ kêu gọi các nghệ sĩ trẻ tham gia hãy mạnh dạn bước qua vùng an toàn, vẽ thật trẻ, thật mới, chứ đừng già như cha anh...
07:44 - 14/05/2024
88 lượt xem

Canh chua cá Việt Nam vào top 10 thế giới món ăn từ cá

Các chuyên gia ẩm thực của chuyên trang TasteAtlas gọi tên món canh chua cá của Việt Nam trong danh sách 100 món làm từ cá ngon nhất thế giới.
15:41 - 13/05/2024
471 lượt xem

Tưởng nhớ, tri ân công đức của Huyền Trân công chúa

Sau khi xuống tóc tu hành, Công chúa Huyền Trân trở về chân núi Hổ Sơn sinh sống và tu hành. Cuộc sống của bà gắn chặt với dân làng dưới chân núi, cùng...
14:14 - 13/05/2024
520 lượt xem