9
/
61609
Bác sĩ trẻ dấn thân vì cộng đồng
bac-si-tre-dan-than-vi-cong-dong
news

Bác sĩ trẻ dấn thân vì cộng đồng

Thứ 3, 29/05/2018 | 09:46:35
393 lượt xem

Ra trường năm 2014, bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu (28 tuổi) được tuyển dụng về làm việc tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Tuy nhiên, khi biết có dự án tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn, anh Hiếu đã xung phong đến vùng xa xôi, khó khăn nhất.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu và vợ tại bia đá ghi lại lời dạy của Bác Hồ với tuổi trẻ ở đền Hùng TRƯỜNG HÙNG

Từ chối công việc ở Hà Nội để đến với đồng bào miền núi

“Mình sẵn sàng tình nguyện ở bất cứ nơi nào trên đất nước VN, nơi nào người dân sống được thì mình cũng có thể sống được”, Hiếu đã viết như thế trong đơn tình nguyện của mình. Và bác sĩ Hiếu được phân công về công tác tại Trung tâm y tế H.Mường Nhé - một huyện nghèo bậc nhất của tỉnh Điện Biên, nằm trong danh sách 63 huyện nghèo (thuộc Dự án 585 Bộ Y tế), cách Hà Nội 700 km.

Bác sĩ Hiếu kể, anh biết dự án này từ năm thứ 5 học đại học. Đây là dự án rất nhân đạo, góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải ở tuyến trên, tăng cường và nâng cao chất lượng y tế ở tuyến dưới. Hiếu lại là người thích đi tình nguyện, nhất là ở vùng cao, nơi người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian chờ đợi, anh Hiếu cũng nộp đơn xin việc vào các bệnh viện đang tuyển dụng ở Hà Nội.

Khoảng 4 - 5 tháng sau, anh Hiếu được Bệnh viện Thanh Nhàn gọi phỏng vấn và trúng tuyển vị trí bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu. Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ đợi ngày đi làm.

“Mình nhớ hôm ấy là chủ nhật, ngày thứ hai sẽ là buổi đi làm đầu tiên. Tuy nhiên, mình lại được Bộ Y tế gọi điện thông báo hồ sơ đã được duyệt và đủ điều kiện tham gia chương trình đi tình nguyện vùng cao. Lúc ấy mình rất vui, không ngần ngại gọi điện ngay cho Bệnh viện Thanh Nhàn: “Cháu tham gia đi tình nguyện với Bộ Y tế rồi, mai cháu không đi làm nữa”.

Sau 2 năm được Bộ Y tế hỗ trợ đào tạo chuyên khoa 1 về nội nhi, bác sĩ Hiếu rời quê hương (H.Mê Linh, Hà Nội) lên H.Mường Nhé công tác, để lại cha mẹ già, người vợ và 2 con nhỏ (đứa lớn 21 tháng tuổi, đứa bé 4 tháng tuổi). Khi được hỏi: "Có bao giờ anh cảm thấy nuối tiếc trước quyết định của mình", Hiếu nói: “Mình chưa từng nghĩ tới điều đó, bởi mình quan niệm tuổi trẻ là phải cống hiến cho đất nước, cho xã hội”.

Vượt qua khó khăn của bản thân

Sau khi đi tình nguyện, khoảng 3 tháng bác sĩ Hiếu về thăm vợ và con nhỏ 1 lần với 2 ngày di chuyển qua nhiều lần xe, chưa kể nếu lũ, sạt lở đường thì còn lâu hơn nữa. Khó khăn, vất vả không ngăn nổi tinh thần cống hiến của bác sĩ trẻ này. Hiện anh Hiếu là bác sĩ nhi khoa, nhưng vẫn làm việc với vai trò bác sĩ đa khoa do cơ sở thiếu điều kiện. “Ở đây trang thiết bị thiếu thốn, đặc biệt là nguồn nhân lực mỏng, trình độ vẫn còn hạn chế, nên một bác sĩ ngoài chuyên ngành đã được đào tạo còn phải làm nhiệm vụ của bác sĩ đa khoa. Cho nên, dù có chuyên môn về nội nhi nhưng cũng có khi mình phải đỡ đẻ”, anh Hiếu chia sẻ. Dù bận rộn nhưng bác sĩ Hiếu vẫn tranh thủ thời gian học tiếng dân tộc để tiếp xúc với dân.

Mỗi ngày, trung bình bác sĩ Hiếu điều trị từ 40 - 50 bệnh nhân, có những hôm phải trực 24/24 giờ. Có những ca bệnh để lại nuối tiếc trong anh, nhất là những ca điều trị không thành công vì bệnh nhân được đưa đến quá muộn. Bác sĩ Hiếu nhớ như in vào một tối mùa đông giá rét, có đôi vợ chồng mất 5 giờ để đưa con nhỏ vượt 60 - 70 km đường rừng đến trung tâm khám. “Khi đưa đến nơi thì thân cháu đã lạnh cóng, thở thoi thóp, không cứu được nữa”, bác sĩ Hiếu nhớ lại. Chính từ những lần như vậy Hiếu càng thấu hiểu hơn về tình cảnh khó khăn, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân vùng cao, nên càng được tiếp thêm nghị lực bám chặt cơ sở hơn. 

Anh Hiếu tâm sự: “Điều quan trọng nhất đối với một bác sĩ không chỉ đơn thuần là trình độ chuyên môn, mà còn phải thật sự tâm huyết. Có những trường hợp nặng, nếu bác sĩ không quyết đoán, có tấm lòng, dễ buông thì bệnh nhân có thể mất đi cơ hội sống”.

Ít ai biết, hoàn cảnh của bác sĩ Hiếu rất khó khăn. Anh Hiếu và vợ đều mắc bệnh mạn tính. Anh bị viêm cột sống dính khớp, có lúc đi lại còn khó khăn. Sau một thời gian điều trị, tuy bệnh đã ổn định nhưng vẫn ảnh hưởng không ít đến sức khỏe. Vợ anh Hiếu là cô giáo dạy học ở quê, bị u tuyến giáp phải phẫu thuật cắt bỏ và dùng hormone thay thế cả đời, do suy giáp sau phẫu thuật. Tuy nhiên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, bác sĩ Hiếu vẫn ước mong, khát vọng cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày, để có đủ năng lực phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.

Theo Vũ Thơ/ Thanh Niên

  • Từ khóa

'Thối não' trở thành từ nổi bật của năm 2024

Từ điển Oxford công bố cụm từ nổi bật trong năm 2024 là 'brain rot' (thối não), phản ánh mối lo ngại về việc lướt mạng xã hội quá mức tác động đến tinh...
15:59 - 03/12/2024
246 lượt xem

Làm công tác xã hội gặp người giả khó khăn, giải quyết thế nào?

Hôm qua (2.12), trong khuôn khổ của lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Công tác xã hội trong trái tim tôi", Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên...
09:39 - 03/12/2024
406 lượt xem

Sang tận nước ngoài để 'đu idol', phí tiền hay không?

Một số ý kiến cho rằng các bạn trẻ đi ‘đu idol’ là phí tiền, mất thời gian vô bổ, không mang lại lợi ích gì cho bản thân và xã hội. Tuy nhiên, một số các...
09:50 - 03/12/2024
426 lượt xem

Hơn 200 câu chuyện truyền cảm hứng về công tác xã hội

Sáng 2.12, Báo Thanh Niên và Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên Việt Nam (thuộc T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) tổ chức Lễ tổng kết và trao...
16:11 - 02/12/2024
847 lượt xem

'Đại dịch' cô đơn không chỉ lây lan ở Hàn Quốc

"Đại dịch" cô đơn đang lan rộng tại Hàn Quốc, đặc biệt trong giới trẻ, với khoảng 70% số người dân ở xứ sở kim chi thường xuyên cảm thấy cô đơn.
14:48 - 02/12/2024
870 lượt xem