9
/
173189
Làm công tác xã hội gặp người giả khó khăn, giải quyết thế nào?
lam-cong-tac-xa-hoi-gap-nguoi-gia-kho-khan-giai-quyet-the-nao
news

Làm công tác xã hội gặp người giả khó khăn, giải quyết thế nào?

Thứ 3, 03/12/2024 | 09:39:00
706 lượt xem

Hôm qua (2.12), trong khuôn khổ của lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Công tác xã hội trong trái tim tôi", Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên (thuộc T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) phối hợp với Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Công tác xã hội trong trái tim tôi".

Tại tọa đàm, chia sẻ với sinh viên theo học ngành công tác xã hội (CTXH), anh Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai, cho biết cái khó của làm CTXH là thái độ. Khi làm việc với người yếu thế, những đối tượng thường có tâm lý bất ổn, nếu chỉ có kiến thức và kỹ năng là chưa đủ mà đòi hỏi phải có thái độ phù hợp.

Làm công tác xã hội gặp người giả khó khăn, giải quyết thế nào?- Ảnh 1.

Sinh viên quan tâm đặt câu hỏi về nghề làm CTXH tại tọa đàm ẢNH: NỮ VƯƠNG

"Đối với người yếu thế, dù kỹ năng của bạn tốt ra sao, giỏi ngoại ngữ như thế nào nhưng nếu thái độ của bạn khiến người khác không thấy được sự thiện cảm, thông cảm thì vô cùng khó để tiếp cận và giúp đỡ", anh Hải nhấn mạnh.

Để rèn luyện các kỹ năng phục vụ tốt khi làm CTXH, chị Trần Hoàng Khánh Vân, Phó trưởng Văn phòng đại diện phía nam Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, cho rằng các hoạt động tình nguyện ngày càng chuyên nghiệp và cho chúng ta rất nhiều kỹ năng. Và hoạt động Đoàn, Hội, thông qua các chương trình, chiến dịch tình nguyện là một trong những môi trường rất hữu ích giúp bổ trợ các kỹ năng cần thiết dành cho những bạn trẻ theo ngành công tác xã hội.

Làm công tác xã hội gặp người giả khó khăn, giải quyết thế nào?- Ảnh 2.

Các khách mời đã có những chia sẻ thú vị tại tọa đàm

Chia sẻ về những thách thức mà sinh viên ngành CTXH phải đối diện, thạc sĩ Lâm Thị Ánh Quyên, Phó trưởng phụ trách Khoa Xã hội học - CTXH - Đông Nam Á, Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết hiện nay tại Việt Nam có hơn 60 trường đào tạo CTXH, nhưng các doanh nghiệp CTXH thì chưa nhiều, chính vì thế tỷ lệ cạnh tranh và cơ hội xin được việc làm cũng là một thách thức.

"Hiện tại, các bạn đang lo lắng về cơ hội việc làm. Thực tế cho thấy các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, bệnh viện đang cần nhân viên CTXH, và nhu cầu rất cao. Tuy nhiên, họ lại không hiểu thế nào là một nghề chuyên môn CTXH, thường đánh đồng với công tác từ thiện. Cho nên khi sinh viên CTXH đi thực tập hay làm việc thì sẽ dễ bị xung đột", thạc sĩ Ánh Quyên nhìn nhận.

Thạc sĩ Ánh Quyên cũng cho biết rất hài lòng với sinh viên CTXH. Các bạn có thái độ, biết lắng nghe, nhẫn nhịn…; đây là những yếu tố rất tốt. Tuy nhiên các bạn còn yếu về ngoại ngữ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, có nhiều dự án buộc phải có kỹ năng về ngoại ngữ để thực hiện.

Làm công tác xã hội gặp người giả khó khăn, giải quyết thế nào?- Ảnh 3.

Tọa đàm thu hút sự tham gia của rất đông sinh viên

Một sinh viên đặt câu hỏi: "Sự khác nhau giữa CTXH và từ thiện là gì?". Thạc sĩ Ánh Quyên cho rằng mục đích, mục tiêu có thể giống nhau; tinh thần và thái độ cũng có thể giống nhau. Nhưng khác biệt ở đây là đối với CTXH phải sử dụng các phương pháp, và trong mỗi phương pháp sẽ có một tiến trình, sau mỗi tiến trình lại có phần lượng giá rằng thân chủ đó thay đổi như thế nào. Còn thiện nguyện được hiểu chẳng hạn như khi có thiên tai bão lũ xảy ra, một nhóm hoặc cá nhân nào đó nghĩ rằng người dân ở đấy đang thiếu ăn nên mang mì tôm đến, nhưng chưa chắc họ cần mì tôm. Người làm CTXH chuyên nghiệp sẽ tìm hiểu nhu cầu của thân chủ thông qua việc khảo sát, để làm sao bằng các phương pháp CTXH đáp ứng được nhu cầu đó…

Làm công tác xã hội gặp người giả khó khăn, giải quyết thế nào?- Ảnh 4.

Anh Nguyễn Thanh Hân, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Giám đốc Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên, tặng sách "Công tác xã hội trong trái tim tôi" cho sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM

Một sinh viên nêu vấn đề: "Em thấy có những người đóng giả cần sự giúp đỡ nhưng thực tế thì họ không khó khăn, là một người làm CTXH thì mình cần đặt tâm thế như thế nào và xử lý ra sao?".

Anh Trần Minh Hải khuyên: "Thời buổi nào cũng vậy, cũng sẽ có Thạch Sanh và Lý Thông, việc lẫn lộn giữa đen và trắng là không loại trừ. Nếu làm CTXH chuyên nghiệp, phải luôn có trái tim nóng, quan tâm, đồng cảm và thông cảm với các hoàn cảnh, nhưng cái đầu phải lạnh. Tức phải lấy tư duy, suy nghĩ của một người làm công tác phát triển để gạn lọc qua việc phỏng vấn, xác định đối tượng…".

Theo Nữ Vương/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/lam-cong-tac-xa-hoi-gap-nguoi-gia-kho-khan-giai-quyet-the-nao-185241202202007433.htm 

  • Từ khóa

Đáng lo: Nhiều KOL trẻ làm clip quảng cáo du lịch trái phép

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ, trong đó có không ít người có ảnh hưởng (KOL) trên mạng xã hội, làm vô số clip để chia sẻ du lịch đảo Bình Ba và Bình...
11:25 - 04/12/2024
110 lượt xem

Món ăn trên app hấp dẫn cỡ nào mà 'dặn mẹ khỏi nấu nướng cho mệt'?

Điện thoại cài 3 ứng dụng đặt món ăn, vì vậy Ngọc Hân (28 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) thường đặt cơm, món ăn bên ngoài cho nhanh gọn lẹ. Mẹ cô cũng quen...
10:05 - 04/12/2024
131 lượt xem

Để biết thông tin căn cước công dân có bị lợi dụng hay không, phải làm gì?

Bị lộ thông tin căn cước công dân (CCCD) tiềm ẩn nhiều rủi ro. Làm thế nào để kiểm tra liệu thông tin căn cước công dân bị người khác lợi dụng?
07:33 - 04/12/2024
222 lượt xem

'Thối não' trở thành từ nổi bật của năm 2024

Từ điển Oxford công bố cụm từ nổi bật trong năm 2024 là 'brain rot' (thối não), phản ánh mối lo ngại về việc lướt mạng xã hội quá mức tác động đến tinh...
15:59 - 03/12/2024
567 lượt xem

Sang tận nước ngoài để 'đu idol', phí tiền hay không?

Một số ý kiến cho rằng các bạn trẻ đi ‘đu idol’ là phí tiền, mất thời gian vô bổ, không mang lại lợi ích gì cho bản thân và xã hội. Tuy nhiên, một số các...
09:50 - 03/12/2024
750 lượt xem