9
/
163061
Ngày Trái đất 22-4: Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa
ngay-trai-dat-22-4-rac-nhua-gay-ra-qua-nhieu-hiem-hoa
news

Ngày Trái đất 22-4: Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:21:03
2,106 lượt xem

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Ngày 22-4, hàng triệu người trên khắp thế giới sẽ cùng nhau kỷ niệm Ngày Trái đất - Ảnh: Vecteezy

Ngày 22-4, hàng triệu người trên khắp thế giới sẽ cùng nhau kỷ niệm Ngày Trái đất - Ảnh: Vecteezy

Đó là chủ đề của Ngày Trái đất sẽ diễn ra vào 22-4 năm nay trên toàn cầu: "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.

Bảo vệ Trái đất là trách nhiệm chung

Ngày 22-4, hàng triệu người trên khắp thế giới sẽ cùng nhau kỷ niệm Ngày Trái đất. Đây là sự kiện thường niên nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau dọn dẹp và bảo tồn Trái đất - nơi sinh sống của khoảng 8 tỉ người và hàng nghìn tỉ sinh vật khác.

Ngày Trái đất bắt nguồn từ mối lo ngại ngày càng tăng về ô nhiễm vào những năm 1960, khi cuốn sách Mùa xuân vắng lặng (Silent Spring) của tác giả Rachel Carson được xuất bản năm 1962.

Quyển sách nói về thuốc trừ sâu DDT và tác hại của nó đối với chuỗi thức ăn. Sách nhanh chóng lọt vào danh sách bán chạy nhất và nâng cao nhận thức về sự cân bằng mong manh của thiên nhiên.

Theo hãng tin AP, chính thượng nghị sĩ bang Wisconsin, đảng viên Đảng Dân chủ Gaylord Nelson, là người đưa ra ý tưởng ngày 22-4 sẽ trở thành Ngày Trái đất. Nelson từ lâu đã quan tâm đến môi trường, khi một vụ tràn dầu lớn ngoài khơi làm hàng triệu gallon dầu tràn vào bờ biển phía nam California (Mỹ) vào năm 1969.

Nelson, sau khi đi tham quan địa điểm tràn dầu, đã nảy ra ý tưởng thực hiện một buổi "dạy học" cấp quốc gia về môi trường, tương tự các buổi giảng dạy được tổ chức tại một số trường đại học vào thời điểm đó để phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Nelson và những người khác, bao gồm cả nhà hoạt động vì môi trường Denis Hayes, đã nỗ lực mở rộng ý tưởng này ra ngoài khuôn viên trường đại học, với các sự kiện trên khắp đất nước và nghĩ ra tên "Ngày Trái đất".

Sự kiện lan tỏa trên toàn cầu

Trang Earthday.org, nơi ông Hayes vẫn là chủ tịch danh dự của hội đồng quản trị, cho biết Ngày Trái đất đầu tiên diễn ra vào 22-4-1970. Ngày này được chọn vì rơi vào một ngày trong tuần giữa kỳ nghỉ xuân và kỳ thi cuối kỳ, với mục đích thu hút càng nhiều học sinh càng tốt.

Dần dà, nhiều nhóm hoạt động bắt đầu lấy Ngày Trái đất để tổ chức các sự kiện tình nguyện về môi trường, chẳng hạn như dọn dẹp các khu vực tự nhiên.

Có thể nói, Ngày Trái đất thực sự đã tạo ra những tác động và hiệu quả đáng kể. Phản ứng áp đảo của công chúng đối với Ngày Trái đất đầu tiên được cho là đã tạo thêm áp lực, buộc Quốc hội Hoa Kỳ phải hành động nhiều hơn để giải quyết ô nhiễm.

Đáp lại, Quốc hội nước này đã thông qua các đạo luật mang tính bước ngoặt bao gồm Đạo luật Không khí Sạch và Đạo luật Nước sạch. Nói rộng hơn, Ngày Trái đất được xem là sự ra đời của phong trào môi trường hiện đại.

Trong những năm sau đó, Ngày Trái đất được mở rộng và trở thành một sự kiện toàn cầu. Bây giờ, Ngày Trái đất đã lan tỏa đến hơn 192 quốc gia, với những chủ đề hành động thay đổi hằng năm, thu hút lượng lớn người hưởng ứng.

Năm 2000, Ngày Trái đất bắt đầu hướng tới chủ đề biến đổi khí hậu - vấn đề ngày càng cấp bách trong những năm gần đây.

Năm 2024, Ngày Trái đất tập trung vào mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường của chúng ta, với chủ đề "Planet vs Plastic" (Hành tinh và Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng nhựa vào năm 2040 và cuối cùng là xây dựng một tương lai không có nhựa cho các thế hệ mai sau.

Những con số đáng lo ngại

Theo Earthday.org, hơn 500 tỉ túi nhựa - một triệu túi mỗi phút - được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2023. Nhiều túi nhựa chỉ được sử dụng trong vài phút, nhưng lưu lại suốt hàng thế kỷ. Ngay cả sau khi phân hủy, nhựa vẫn tồn tại dưới dạng vi nhựa, len lỏi vào mọi ngóc ngách của sự sống trên hành tinh.

100 tỉ chai đồ uống bằng nhựa đã được bán vào năm 2023 tại Mỹ, nghĩa là mỗi người dùng khoảng hơn 300 chai. 95% tổng số nhựa ở Mỹ sẽ không được tái chế. Để làm một chai nước bằng nhựa cần lượng nước gấp sáu lần lượng nước trong chai.

Hằng năm, ngành thời trang nhanh sản xuất hơn 100 tỉ sản phẩm may mặc. Mọi người hiện mua quần áo nhiều hơn 60% so với 15 năm trước, nhưng mỗi món đồ chỉ được giữ trong thời gian bằng một nửa.

Khoảng 85% hàng may mặc được đưa vào bãi chôn lấp hoặc lò đốt, nhưng chỉ 1% được tái chế. Gần 70% quần áo được làm từ dầu thô, dẫn đến việc giải phóng các sợi microfiber (một loại sợi được sử dụng để làm vải, có cấu trúc siêu nhỏ - PV) khi giặt và tiếp tục góp phần gây ô nhiễm lâu dài ở các bãi chôn lấp.


Làm gì để giảm được 60% sản lượng nhựa vào năm 2040?

Để đạt được mục tiêu, trang Earthday.org nhấn mạnh vào 4 yếu tố:

Nâng cao nhận thức rộng rãi của công chúng về tác hại do nhựa gây ra đối với con người, động vật và đa dạng sinh học, tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về ý nghĩa sức khỏe liên quan đến nhựa, thậm chí tiết lộ bất kỳ và tất cả thông tin liên quan đến tác động của nhựa cho cộng đồng được biết.

Loại bỏ dần tất cả các loại nhựa sử dụng một lần vào năm 2030 và đạt được cam kết loại bỏ dần này trong Hiệp ước Liên hợp quốc về Ô nhiễm nhựa vào năm 2024.

Yêu cầu các chính sách chấm dứt ngành công nghiệp thời trang nhanh và lượng nhựa khổng lồ mà ngành này sản xuất và sử dụng.

Đầu tư vào công nghệ và vật liệu tiên tiến để xây dựng thế giới không có nhựa.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/ngay-trai-dat-22-4-rac-nhua-gay-ra-qua-nhieu-hiem-hoa-20240421100511244.htm

  • Từ khóa

Tăng lương tối thiểu từ ngày 1-7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có...
15:32 - 03/05/2024
275 lượt xem

Rất tiện lợi, sao còn cự cãi về chuyện không tiền mặt!

'Đừng cự cãi nữa bởi cả thế giới đều công nhận sự tiện lợi của không tiền mặt. Việc cần làm là phổ cập thanh toán trực tuyến đến toàn bộ doanh nghiệp, cơ...
11:30 - 03/05/2024
361 lượt xem

Hát để quyên góp đóng viện phí cho bệnh nhi

Cứ hơn 20 giờ mỗi tối cuối tuần, nhóm "Hát để sẻ chia" lại có mặt tại phố ẩm thực Vĩnh Khánh (Q.4, TP.HCM), dùng lời ca tiếng hát để kêu gọi sự chung tay...
10:25 - 03/05/2024
404 lượt xem

Nhân viên phát hoảng vì công ty áp cả 'KPI chạy bộ'

Trên mạng xã hội lan truyền video cô gái “bóc phốt” công ty áp KPI chạy bộ, đọc sách. Có ý kiến cho rằng đây là phong trào tốt giúp rèn luyện sức khỏe,...
08:27 - 03/05/2024
453 lượt xem

Ngày Mật khẩu thế giới: Đặt mật khẩu kiểu nào mới an toàn?

Nhân Ngày Mật khẩu thế giới 2024, Chính phủ Anh đã đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường bảo mật cho các thiết bị kết nối Internet như loa, tivi, chuông...
16:20 - 02/05/2024
824 lượt xem