9
/
129338
Những đứa trẻ bị 'dán nhãn' bướng bỉnh, khó bảo: Do cha mẹ không nghe con giãi bày?
nhung-dua-tre-bi-dan-nhan-buong-binh-kho-bao-do-cha-me-khong-nghe-con-giai-bay
news

Những đứa trẻ bị 'dán nhãn' bướng bỉnh, khó bảo: Do cha mẹ không nghe con giãi bày?

Chủ nhật, 12/06/2022 | 12:01:00
3,055 lượt xem

Khi một đứa trẻ từ chối ăn món mà cha mẹ yêu cầu, các bậc phụ huynh thường chủ quan kết luận con cái lười ăn, khó tính, nhưng có mấy ai hiểu được cảm nhận của đứa trẻ?

Những đứa trẻ bị dán nhãn bướng bỉnh, khó bảo: Do cha mẹ không nghe con giãi bày? - Ảnh 1.

1. Khi một đứa trẻ từ chối ăn món mà cha mẹ yêu cầu, các bậc phụ huynh thường chủ quan kết luận con cái lười ăn, khó tính, nhưng có mấy ai hiểu được cảm nhận của đứa trẻ, nếu món ăn quá mặn, ngọt, béo, đắng hoặc cay so với khẩu vị của trẻ?

Tương tự một đứa trẻ phản ứng tiêu cực khi mất món đồ yêu thích, hoặc khi phải san sẻ đồ chơi, liệu cha mẹ hiểu được nguyên nhân? Tôi từng khóc rất nhiều, cảm giác bất lực lẫn đau đớn, tiếc nuối khi quả bóng bay tuột ra khỏi tay mình, dẫu với hết tầm tay vẫn không thể bắt lại được.

Tôi cũng từng òa khóc khi bị người nhà ăn mất quả chuối mà cô giáo ở nhà trẻ đã cho tôi và tôi muốn để dành.

Tôi từng tức giận khi em họ ăn của tôi phần xôi hay món cháo lươn, dù nhà tôi không hề thiếu thốn, bởi với tôi những thức ăn ấy được bà ngoại - người tôi yêu thương nhất nhà - nấu cho riêng tôi.

Phải tầm 20 năm sau tôi mới tự lý giải được tại sao trong quá khứ mình lại hành xử ích kỷ như thế, thì làm sao một đứa trẻ tầm 5 tuổi khi ấy có thể giải thích rõ ràng mạch lạc rằng: quả chuối, bát xôi, bát cháo ấy có giá trị tinh thần đặc biệt không gì thay thế được.

2. Một đứa trẻ thực sự bướng bỉnh và hỗn hào, hay do cha mẹ "dán nhãn" lên con khi con cố gắng giải thích cho hành động, lời nói của mình? Trẻ con thường không giữ được sự bình tĩnh để biện minh nên chỉ có thể gân cổ lên cãi, gào thét để chứng minh mình đúng, hoặc òa khóc trong tức tưởi.

Đáng lẽ với kinh nghiệm và kiến thức, người lớn lại càng phải giữ sự bình tĩnh để dạy trẻ cách phản biện văn minh, giúp trẻ hiểu sự nóng giận không phải là cách giải quyết. Nhưng việc người lớn thường làm là gì? Là quát thật to át lại đứa trẻ, là dán nhãn chúng "lì lợm và hỗn hào", và thậm chí là một cái tát.

Và ngay cả trong những trường hợp đứa trẻ đó sai, liệu đòn roi có giúp trẻ nhận ra lỗi lầm?

Thế rồi những đứa trẻ đó vào tuổi dậy thì. Ở tuổi này, trẻ đã có khả năng trình bày quan điểm một cách mạch lạc và rõ ràng.

Tuy nhiên trải qua nhiều năm đối đầu thay vì đối thoại, liệu con trẻ còn có niềm tin vào cha mẹ để chia sẻ tâm tư, nguyện vọng bản thân, hay thay vào đó, đè nén nỗi bức xúc trong lòng, lầm lì bỏ đi để tránh xung đột? Mặt khác ý thức về cái tôi cá nhân ở lứa tuổi vị thành niên chi phối mạnh cảm xúc, trẻ dễ bị kích động và mất kiểm soát hành vi, lời nói.

3. Ngược lại, suốt mười mấy năm mang định kiến về đứa con bướng bỉnh, cha mẹ không dễ dàng chấp nhận những lời chia sẻ, giãi bày từ con cái. Khi một bên là quan tòa thiếu thiện chí, còn bên kia là bị cáo đơn độc trong một thời gian dài, hai bên khó có thể có sự thoải mái, tin cậy để xóa nhòa khoảng cách, bất mãn và định kiến.

Là bị cáo trong những phiên tòa không luật sư ấy, nhiều đứa trẻ lớn dần lên với chứng trầm cảm và rối loạn lo âu xuất phát từ những nỗi oan ức, thiếu sự lắng nghe, đồng cảm và thói quen đè nén cảm xúc để làm hài lòng bố mẹ và tránh xung đột.

Đồng thời những đứa trẻ này thường có những hành vi trách móc, nguyền rủa, cay nghiệt và có xu hướng làm hại bản thân. Một số khác mang trong mình sự nổi loạn, bất cần đời, nghi kỵ, hận thù gia đình và xã hội...

Các bậc phụ huynh xin đừng biến một đứa trẻ là bị cáo không luật sư, thay vào đó là đồng hành với trẻ bằng tình thương, lòng bao dung và sự cảm thông, lắng nghe ngay từ thuở con cái còn rất nhỏ.

Hơn hết, cần tin vào bản chất thiện lương của một đứa trẻ - không cố ý làm sai, không muốn làm tổn hại ai.

Và nếu một sự cố bất khả kháng hoặc một lỗi lầm chủ quan xảy ra, cha mẹ cũng cần mở lòng lắng nghe lời trẻ chia sẻ, giãi bày - với khả năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế của chúng.

Theo Lê Việt Ý An/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/nhung-dua-tre-bi-dan-nhan-buong-binh-kho-bao-do-cha-me-khong-nghe-con-giai-bay-20220612085023048.htm


  • Từ khóa

Về quê sống tưởng không khó mà… khó không tưởng!

Mẹ lớn tuổi một thân một mình không ai chăm nên tôi định về quê sinh sống và lập nghiệp. Ở được vài tháng, tôi đành tất tả quay lại thành phố.
11:50 - 17/05/2024
800 lượt xem

Niềm tin và lý tưởng là nền tảng để người trẻ 'quy hoạch' được cuộc đời mình

Tại hội thảo xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên VN, các đại biểu cho rằng hình mẫu thanh niên phù hợp sẽ là nền tảng để mỗi người trẻ đều có hoài bão...
09:50 - 17/05/2024
829 lượt xem

Chủ kênh 'Ẩm thực mẹ làm' có tên trong danh sách 30 Under 30 Asia 2024

Ngày 16-5, tạp chí Forbes công bố danh sách 30 Under 30 châu Á. Trong đó, chủ kênh YouTube “Ẩm thực mẹ làm” vinh dự là một trong 4 đại diện đến từ Việt...
08:19 - 17/05/2024
861 lượt xem

Ngành nghề của tương lai: Có một nghề vừa chơi, vừa làm và vừa... có tiền

Không dừng lại ở việc chơi game giải trí, thể thao điện tử đang dần trở thành một ngành nghề sản sinh ra nhiều vị trí việc làm và tuyển dụng một cách...
14:24 - 16/05/2024
1,321 lượt xem

Mệt mỏi với kiểu người đi đâu, làm gì cũng phải chụp hình ‘cúng’ Facebook

Đồ ăn mang ra từ lúc nóng hổi đến nguội lạnh, ly nước có khi tan gần hết đá vẫn chưa được động tay vào chỉ vì người đi cùng chưa chụp được một tấm hình...
11:30 - 16/05/2024
1,345 lượt xem