4
/
55022
Chủ tịch Tập Cận Bình: "Trung Quốc sẽ đầu tư ra nước ngoài 2000 tỷ USD nữa"
chu-tich-tap-can-binh-trung-quoc-se-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-2000-ty-usd-nua
news

Chủ tịch Tập Cận Bình: "Trung Quốc sẽ đầu tư ra nước ngoài 2000 tỷ USD nữa"

Thứ 6, 10/11/2017 | 15:32:31
389 lượt xem

Chiều nay (10/11), sau bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có bài phát biểu, nhằm thúc đẩy đà hợp tác và gắn kết giữa các nhà lãnh đạo APEC trong liên kết hợp tác.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu. Ảnh Vietnamnet

Cách đây ít phút, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc bài phát biểu khá ấn tượng của ông tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit).

Trung Quốc sẽ tạo ra một thị trường rộng hơn

Trước đó (2h53), phát biểu trước hội nghị, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ không làm chậm đi quá trình mở cửa của nền kinh tế, chúng tôi sẽ tạo ra một hệ thống thương mại hoàn chỉnh dựa trên đối xử quốc gia cũng như tạo ra thị trường tốt hơn.

"Chúng tôi sẽ tạo ra những khu vực tự do, đàm phán hiệp định thương mại tự do với các nước và tạo ra một mạng lưới thuận lợi hoá trên toàn cầu”, ông nói.

Ông Tập cũng cho biết kế hoạch trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ tạo ra một thị trường rộng hơn. “Và lúc đó chúng tôi sẽ cần nhập khẩu 24 nghìn tỷ USD hàng hoá, và thu hút khoảng 2000 tỷ USD vốn đầu tư, cũng như đầu tư ra nước ngoài khoảng 2000 tỷ USD nữa”, ông tiết lộ.

Nhà lãnh đạo số 1 của Trung Quốc nói: "Thế giới của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, con đường phía trước không bao giờ êm ái cả. Nhưng chúng tôi không bao giờ từ bỏ giấc mơ này, chúng ta hãy cùng xây dựng một thế giới đẹp, hoà bình, an toàn và có sự thịnh vượng chung".

“Trung Quốc luôn coi trọng hoà bình và đây là giá trị quan trọng nhất. Chúng tôi cam kết sẽ tạo ra sự hoà bình ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, đảm bảo sự công bằng và hoà bình để xây dựng một đối tác trên toàn thế giới vì lợi ích của tất cả các nước, tạo nên một khuôn khổ trên thế giới dựa trên bình đẳng cùng có lợi”, ông khẳng định.

Ông Tập cũng bày tỏ mong muốn xây dựng một nền kinh tế, chính trị ngày càng công bằng hơn.

"Người dân cần được sống trong hoà bình, ổn định. Chúng ta phải nỗ lực tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho châu Á Thái Bình Dương của chúng ta”, ông Tập nhận mạnh điều này, kết thúc bài phát biểu.

Năm 2035, Trung Quốc sẽ trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại

Nói về quá trình phát triển của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định: Trung Quốc đang theo đuổi chính sách lấy con người làm trọng và nhắc đến nỗ lực, thành tựu trong việc giảm đói nghèo tại nước này. Ông cũng nhắc đến những chiến lược để phát triển Trung Quốc trong thời đại mới.

“Đến năm 2020 Trung Quốc sẽ trở thành một xã hội thịnh vượng toàn diện trong mọi lĩnh vực và đến 2035 sẽ thành xã hội chủ nghĩa hiện đại và 2050 sẽ thành một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại với sự phồn thịnh, tự cường, dân chủ, văn hoá cao, tươi đẹp”, ông nhấn mạnh.

Để đạt được con đường này, Chủ tịch Tập cho biết, cần phải đảm bảo giải quyết được những vấn đề khó khăn trước mắt và loại bỏ những tư tưởng thủ cựu. Đồng thời thúc đẩy sáng tạo, tạo ra cơ chế, nền hành chính hiện đại. “Năm sau sẽ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc tiến hành cải cách và chúng tôi sẽ có những hành động kiên quyết hơn”, ông nói.

Nhận định nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi với tốc độ cao và chất lượng tốt, ông Tập cho rằng biết, giai đoạn tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đi theo con đường cải cách kinh tế, cải thiện nền kinh tế chất lượng ổn định, tăng năng suất lao động, hệ thống công nghiệp dựa trên sự hiện đại tài chính, nhân lực chất lượng cao.

Đề cập đến vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới, Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ: "Là nước lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc hiểu rõ vai trò của mình. Trong 5 năm gần đây, chúng tôi đã tiến hành những bước đi tích cực để thích nghi, định hướng cho nền kinh tế Trung Quốc và tăng cường khả năng cung ứng.

"Chúng tôi đang theo đuổi sự phát triển chất lượng cao hơn, công bằng hơn, bền vững hơn. Trong 4 năm gần đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,2%, đóng góp đến 30% tăng trưởng toàn cầu. Ngày nay ,Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính trên thế giới", ông Tập cho biết.

“Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để loại bỏ những rào cản về thể chế, hàng nghìn biện pháp cải cách được tiến hành. Chúng tôi đã tăng cường xây dựng thể chế mới và chuyển đổi mô hình ngoại thương để có thể chuyển từ phát triển số lượng sang chất lượng ”, ông nói.

Vào thời điểm 2h33 phút, ông Tập nói: "Chúng ta phải phát triển bằng sự kết nối để mở ra một chân trời mới. Bản tổng hợp về kết nối cuả APEC đã được tạo ra và sẽ chỉ đường cho đường lối trong tương lai", Chủ tịch Tập Cận Bình nói tiếp.

Trước đó, ông cũng nói về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Sáng kiến này có nguồn gốc từ lịch sử nhưng lại hướng tới tương lai, dù bắt nguồn từ các quốc gia châu Á nhưng lai mở cửa với tất cả các nước.

“Tôi tin rằng sáng kiến này sẽ mở ra một khu vực hợp tác năng động hơn”, ông nói.

Ông nhấn mạnh cần phải phát triển kinh tế mang tính bao trùm hơn. “Trong những năm gần đây chúng ta đã thử nghiệm nhiều giải pháp để đẩy mạnh kinh tế bao trùm và đã nhận được sự ủng hộ về điều này. Cần phải tăng cường sự kết nối, để cho sự bao trùm trở thành một phần của chính sách phát triển và hoàn thành thể chế, hệ thống để đẩy mạnh năng suất và sự công bằng”, ông cho biết.

"Chúng ta phải phát triển bằng sự kết nối để mở ra một chân trời mới. Bản tổng hợp về kết nối cuả APEC đã được tạo ra và sẽ chỉ đường cho đường lối trong tương lai", ông nói.

Chủ tịch Trung Quốc: “Chúng ta phải khiến cho quá trình toàn cầu hoá mở cửa hơn, bao trùm hơn

Trong phần đầu của bài phát biểu (2h35), ông Tập nói với khán giả tại Hội nghị rằng chúng ta cần theo cơ chế đa phương, xây dựng một cộng đồng chung vì loại người. Đây là việc phải làm trong tương lai.

"Một hệ thống hợp tác khu vực đảm bảo qúa trình tham vấn giữ các nước cũng như xây dựng một khu vực châu Á Thái Bình Dương mở cửa, tự do, tạo điều kiện cho thương mại tự do”, ông nói.

Ông đồng thời nhấn mạnh: “Chúng ta phải khiến cho quá trình toàn cầu hoá mở cửa hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác nhau và người dân khác nhau. Phải chủ động phân chia trong phân chia lao động toàn cầu, phải ủng hộ hệ thống thương mại đa biên và chủ nghĩa khu vực mở, việc xây dựng một khu vực thương mại tự do”.

2h18: Sau bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có bài phát biểu. Ông cho biết trên đường tới Hội nghị ngày hôm nay, ông đã chứng kiến và thấy rất ấn tượng với Đà Nẵng. Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá APEC là khu vực lớn, có đóng góp quan trọng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên đến Việt Nam sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc được đánh giá là có ý nghĩa lớn đối với việc tăng cường hợp tác giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao đổi với báo chí trước đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho hai nước.

"Việc lãnh đạo cấp cao duy trì trao đổi thường xuyên giúp gia tăng tin cậy chính trị giữa hai bên" - Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, có số lượng khách du lịch vào Việt Nam lớn nhất. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Với sự xuất hiện của cả Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, CEO Summit lần này được xem sẽ là nơi diễn ra cuộc đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với người đứng đầu của sáng kiến "Vành đai và Con đường" và người đứng đầu của sáng kiến "Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng thời là Chủ tịch APEC CEO Summit 2017 cho rằng, cả sáng kiến "Vành đai và Con đường" và sáng kiến "Ấn Độ - Thái Bình Dương" đều là những tài sản chung của nền kinh tế thế giới, và sẽ mang lại lợi ích cho các bên.

"Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Việc đưa ra tầm nhìn, định hướng hay sáng kiến của hai cường quốc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới định hình lại quá trình hợp tác khu vực", ông Lộc nhìn nhận.

Theo Dân trí 

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về "3 mục tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp" của logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ngoại giao logistics và hiện đại hóa nội địa; xây dựng phát triển quốc gia thương mại tự do
13:58 - 02/12/2024
222 lượt xem

Traveloka, Booking, Agoda đang át vía các đại lý du lịch Việt

Phần lớn thị phần du lịch trực tuyến tại Việt Nam thuộc về các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) ngoại như Traveloka, Booking.com và Agoda. Các doanh nghiệp...
10:18 - 02/12/2024
327 lượt xem

Siết thuế sàn thương mại điện tử

Từ 1.4.2025, theo sửa đổi một số điều của luật Quản lý thuế, sàn thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số...
07:17 - 02/12/2024
382 lượt xem

Xuất nhập khẩu “bùng nổ”, ngành logistics cần nắm bắt thời cơ

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang dần tiệm cận con số 800 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất. Đây cũng là cơ hội cho...
09:35 - 01/12/2024
918 lượt xem

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua...
19:06 - 30/11/2024
1,232 lượt xem