4
/
54737
Môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 14 bậc, vượt Trung Quốc, Indonesia
moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-tang-14-bac-vuot-trung-quoc-indonesia
news

Môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 14 bậc, vượt Trung Quốc, Indonesia

Thứ 4, 01/11/2017 | 09:29:28
406 lượt xem

Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm (Doing Business) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam năm 2018 xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 14 bậc so với đánh giá trong năm 2017 (82/190 nền kinh tế).

Với con số trên, môi trường kinh doanh của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao vì có nhiều cải thiện từ chính sách của Chính phủ, trong đó có 8/10 chỉ số của Việt Nam tăng điểm.

Cụ thể, WB đánh giá bảng xếp hạng của Việt Nam năm 2018 là ở vị trí thứ 68, đánh giá này WB khẳng định môi trường kinh doanh, thuận lợi hóa kinh doanh của Việt Nam năm 2018 cải thiện rất nhiều so với vị trí thứ 82 trong năm 2017. So sánh tương quan vị thế của Việt Nam trong các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN, Việt Nam đã vượt khá nhiều nước trong khu vực.

Môi trường kinh doanh Việt Nam đã tích cực trước con mắt của nhiều nhà đầu tư và tổ chức quốc tế

Môi trường kinh doanh Việt Nam đã tích cực trước con mắt của nhiều nhà đầu tư và tổ chức quốc tế

Cụ thể, trong ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau 4 nước là Singapore (đứng vị trí thứ 2 thế giới về môi trường kinh doanh), Malaysia (vị trí 24), Thái Lan (vị trí 26) và Brunei Daruxalam(vị trí thứ 56). Nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp trên 6 nước còn lại của ASEAN là: Indonesia (vị trí thứ hạng 72), Philippines (113), Campuchia (135), Lào (141), Myanmar (171) và Timor - Leste (178).

Trong khu vực, các nền kinh tế hàng đầu vẫn có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, không tính Singapore (vì thuộc ASEAN), Báo cáo nhắc đến Đặc khu Hành chính Hồng Kông - Trung Quốc hiện đứng thứ 5 thế giới về sự thuận lợi kinh doanh; Vùng lãnh thổ Đài Loan đứng vị trí thứ 15 thế giới và Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 34 thế giới về độ mở kinh doanh.

Báo cáo nhận định, Việt Nam và Indonesia là hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua, trong đó mỗi nước cùng có 39 cải cách. "Hiện nay, doanh nhân tại TP.HCM chỉ mất 22 ngày và 6,5% thu nhập đầu người để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, so với 61 ngày và 31,9% thu nhập trong năm 2003", WB cho hay.

Các chỉ tiêu xếp hạng môi trường kinh doanh của WB dựa vào 10 tiêu chí đánh giá bao gồm: Thành lập doanh nghiệp, xin cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, nộp thuế, giao thương quốc tế, thực thi hợp đồng, xử lý khi mất khả năng thanh toán.

Theo Báo cáo trên, Việt Nam có 8 trên 10 chỉ số tăng điểm (trừ đăng ký tài sản và bảo vệ cổ đông thiểu số) không tăng. Trong đó, chỉ số về thuận lợi thanh toán thuế có thứ hạng nhảy vọt lên vị trí thứ 86, điểm đánh giá của chỉ số này cũng tăng cao nhất trong tất cả các chỉ số 14,78 điểm; các chỉ số tiếp cận điện năng đứng ở vị trí thứ 64, tăng hơn 6,46 điểm, chỉ số vay vốn tăng 5 điểm so với năm 2017, xếp ở vị trí thấp thứ 29.

Tuy nhiên, chỉ số đánh giá xử lý giấy phép xây dựng vẫn đứng ở vị trí thấp nhất là 20, điểm số dù có tăng nhưng thấp nhất trong các chỉ số chỉ đạt 0,14%. Hai chỉ số đăng ký tài sản và bảo vệ cổ đông thiểu số tại Việt Nam không tăng so với năm 2017.

Trong năm 2017, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với khu vực kinh tế tư nhân. Các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang được làm có hiệu quả.

Mới đây nhất, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thông qua; các chính sách kêu gọi các bộ, ngành và địa phương xóa bỏ, cắt giảm điều kiện kinh doanh, giấy phép con đã và đang được các nơi thực hiện có hiệu quả bước đầu.

Đặc biệt, ngày 30/10, Ban Nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân (Ban 4) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã được ra mắt. Nhiệm vụ của Ban 4 sẽ kết nối với Ban Nghiên cứu kinh tế của Thủ tướng, đưa ra những đề xuất để thảo luận về kinh tế tư nhân nói riêng, kinh tế nói chung từ đó đưa vào Nghị quyết của phiên họp thường kỳ để Thủ tướng chỉ đạo thực hiện thống nhất bộ ngành và địa phương.

Theo Nguyễn Tuyền/Dân Trí

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về "3 mục tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp" của logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ngoại giao logistics và hiện đại hóa nội địa; xây dựng phát triển quốc gia thương mại tự do
13:58 - 02/12/2024
204 lượt xem

Traveloka, Booking, Agoda đang át vía các đại lý du lịch Việt

Phần lớn thị phần du lịch trực tuyến tại Việt Nam thuộc về các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) ngoại như Traveloka, Booking.com và Agoda. Các doanh nghiệp...
10:18 - 02/12/2024
310 lượt xem

Siết thuế sàn thương mại điện tử

Từ 1.4.2025, theo sửa đổi một số điều của luật Quản lý thuế, sàn thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số...
07:17 - 02/12/2024
361 lượt xem

Xuất nhập khẩu “bùng nổ”, ngành logistics cần nắm bắt thời cơ

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang dần tiệm cận con số 800 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất. Đây cũng là cơ hội cho...
09:35 - 01/12/2024
897 lượt xem

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua...
19:06 - 30/11/2024
1,215 lượt xem