4
/
54212
Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp xây dựng tài chính công khai, chống thất thu
cach-mang-cong-nghiep-4-0-giup-xay-dung-tai-chinh-cong-khai-chong-that-thu
news

Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp xây dựng tài chính công khai, chống thất thu

Chủ nhật, 15/10/2017 | 09:03:59
493 lượt xem

Tại Hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0 và ngành Tài chính" vừa được tổ chức tại Hà Nội, giới chuyên gia cho rằng, cơ hội nhìn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là thay đổi cách thức cung cấp và quản lý dịch vụ công, hướng tới nền tài chính công khai, minh bạch.

Cách mạng công nghiệp 4.0 - người lao động sẽ bị “thế chỗ”. Ảnh minh họa.

Khái niệm CMCN 4.0 xuất hiện từ năm 2011 nhưng cho đến nay nó vẫn đang diễn ra tại các nước phát triển. Ở Việt Nam, CMCN 4.0 vẫn còn nằm ở dạng khái niệm, cơ hội lẫn thách thức cho cả doanh nghiệp (DN), người lao động cho đến kiến trúc thượng tầng. Số liệu thống kê cho thấy có 55% DN khảo sát đưa ra quan điểm kết luận rằng, cuộc cách mạng 4.0 tác động lớn đến DN. Do vậy DN phải xoay chuyển được mô hình tổ chức kinh doanh đáp ứng với xu thế công nghệ.

Với ngành tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, công nghệ thông tin đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt như quản lý điều hành ngân sách nhà nước; quản lý thu - chi ngân sách nhà nước; thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ; quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; quản lý nợ công; quản lý giá, quản lý tài sản công; quản lý, giám sát thị trường tài chính; quản lý dự trữ nhà nước....; cùng các nhiệm vụ quản lý nội ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa ngành tài chính phải hướng đến nền tài chính công khai, minh bạch, bền vững; quản lý, phát triển và cung cấp các sản phẩm tài chính công hiện đại phục vụ tốt hơn cho người dân và DN.

Tham luận tại hội thảo, ông Chu Khánh Hòa, Phó Tổng Giám đốc Khối Tài chính công, Công ty Hệ thống thông tin FPT chia sẻ, hành vi gian lận truyền thống có thể xảy ra tại tất cả các khâu của  quy trình thuế, từ đăng ký thuế, đến nộp thuế, nợ thuế. Ở lĩnh vực thuế nội địa, việc gian lận thể hiện ở nhiều khía cạnh như: DN hạch toán kế toán về kê khai thuế sai; tạo giao dịch bán hàng giả mạo ghi bán giá thấp hơn giá thực tế. Như vậy, nhà nước bị thất thu thuế. Nhưng với cuộc CMCN 4.0, với sự chuyển đổi mạnh từ văn bản giấy sang số hóa “sổ cái điện tử”, cơ quan quản lý sẽ phát hiện dễ hơn các bất thường của dữ liệu theo chuỗi. Cơ quan thuế hay hải quan có thể chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm bớt phiền hà, chi phí cho DN trong các khâu thanh kiểm tra mà lại không bị thất thu thuế.

Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian tới, Bộ Tài chính phải xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính mở, ứng dụng các công cụ phân tích dữ liệu. Năm 2020 xây dựng thành công tài chính điện tử, từng bước chuyển đổi sang tài chính mở năm 2025, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi sang tài chính số năm 2030. Tới năm 2025, 50% dữ liệu ngành tài chính sẽ được công khai tới người dân, DN trong đó tập trung lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán…

Theo Lệ Thúy/CAND

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về "3 mục tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp" của logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ngoại giao logistics và hiện đại hóa nội địa; xây dựng phát triển quốc gia thương mại tự do
13:58 - 02/12/2024
133 lượt xem

Traveloka, Booking, Agoda đang át vía các đại lý du lịch Việt

Phần lớn thị phần du lịch trực tuyến tại Việt Nam thuộc về các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) ngoại như Traveloka, Booking.com và Agoda. Các doanh nghiệp...
10:18 - 02/12/2024
228 lượt xem

Siết thuế sàn thương mại điện tử

Từ 1.4.2025, theo sửa đổi một số điều của luật Quản lý thuế, sàn thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số...
07:17 - 02/12/2024
285 lượt xem

Xuất nhập khẩu “bùng nổ”, ngành logistics cần nắm bắt thời cơ

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang dần tiệm cận con số 800 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất. Đây cũng là cơ hội cho...
09:35 - 01/12/2024
818 lượt xem

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua...
19:06 - 30/11/2024
1,143 lượt xem