4
/
170707
Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%?
lam-gi-de-tang-truong-ca-nam-hon-7
news

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%?

Thứ 3, 08/10/2024 | 15:17:46
121 lượt xem

Mặc dù có nhiều thách thức đặc biệt là thiệt hại nặng nề từ bão Yagi vừa qua, Thủ tướng vẫn kiên định mục tiêu phấn đấu tăng trưởng cả năm trên 7% trên cơ sở phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương và dồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%? - Ảnh 1.

Công nhân Công ty cổ phần Phúc Sinh chế biến tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không có lý do gì mà chúng ta không phân cấp, phân quyền, không có lý do gì mà không xóa bỏ cơ chế xin - cho. Quá trình thực hiện có thể có vướng mắc, xuất hiện các mâu thuẫn thì chúng ta tiếp tục giải quyết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Đó là những chỉ đạo trọng tâm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2024 trực tuyến với 63 tỉnh thành vào hôm qua 7-10.

Nhiều tỉnh vượt khó, tăng trưởng tích cực

Báo cáo được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ ra tăng trưởng GDP quý 3 ước đạt 7,4% so với cùng kỳ.

Mức này cao hơn 0,7% so với kịch bản tại nghị quyết số 01, tương đương với kịch bản tăng trưởng cả năm 7%.

Đáng chú ý, một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi vẫn giữ được đà tăng trưởng cao như Hải Phòng là 9,77%, Quảng Ninh 8,02%, Phú Thọ 9,56%, Lào Cai 7,71%, Cao Bằng 7%, Yên Bái 7,15%...

Phân tích các động lực tăng trưởng, ông Dũng nói các yếu tố từ phía cung chuyển biến tích cực.

Trong đó nông nghiệp tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu; dịch vụ tăng khá; công nghiệp phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng kinh tế. Có khoảng 183.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường, cao hơn số rút lui là 163.800 doanh nghiệp.

Tổng cục Thống kê khảo sát và chỉ ra 82,6% doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo đánh giá tình hình kinh doanh trong quý 4 sẽ ổn định hoặc tốt lên. Điều này cho thấy niềm tin vào sự phục hồi tích cực.

Ngoài ra động lực tăng trưởng từ phía cầu cũng phục hồi tích cực hơn. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phục hồi, điển hình vốn tư nhân tăng 7,1% (cùng kỳ tăng 2,1%); thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng với vốn đăng ký 24,8 tỉ USD, vốn thực hiện khoảng 17,3 tỉ USD, tăng 8,9%.

Trong số các địa phương, Bắc Giang và Thanh Hóa là 2 "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế - xã hội 9 tháng của cả nước khi dẫn đầu về chỉ số tăng trưởng GRDP. Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu cho biết tăng trưởng 9 tháng ước đạt 13,89%, dẫn đầu cả nước.

Tuy nhiên tỉnh còn gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi. Vì vậy, tỉnh kiến nghị Chính phủ, bộ ngành cần quan tâm hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả của bão để nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục sản xuất.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho hay GRDP của tỉnh đạt 12,46%, đứng thứ 2 cả nước.

Ông Tuấn cho hay sẽ tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, thể chế với tinh thần "vướng ở đâu gỡ ở đó, vướng cái gì gỡ cái đó" đúng pháp luật nhưng phù hợp với thực tiễn, nhanh, hiệu quả.

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%? - Ảnh 2.

Nhiều năm gần đây doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở TP Hạ Long (Quảng Ninh) phát triển nhanh - Ảnh: NAM TRẦN

Đẩy mạnh chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"

Biểu dương sự nỗ lực, cố gắng vượt khó của một số bộ, ngành, địa phương, nhất là Hà Nội, TP.HCM đã đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng sự nỗ lực, chia sẻ khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương, nhất là Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng trong quá trình khắc phục hậu quả bão Yagi có ý nghĩa lớn.

Bởi nền kinh tế dù đã đạt kết quả tích cực, quý sau cao hơn quý trước, 9 tháng năm nay cao hơn so với kịch bản đã đề ra, nhưng Thủ tướng nhìn nhận vẫn còn nhiều khó khăn thách thức.

Trong đó nổi bật là bão Yagi gây thiệt hại lớn, hậu quả dịch COVID-19 vẫn còn. Sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao.

Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, sản xuất một số lĩnh vực còn khó khăn. Các vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ, một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, việc nắm tình hình, tham mưu, phản ứng chính sách một số trường hợp còn lúng túng...

Với những thách thức lớn đặt ra, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước để có phản ứng chính sách phù hợp, có giải pháp kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.

Trong đó, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ theo yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 với quan điểm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

"Không có lý do gì mà chúng ta không phân cấp, phân quyền, không có lý do gì mà không xóa bỏ cơ chế xin - cho. Quá trình thực hiện có thể có vướng mắc, xuất hiện các mâu thuẫn thì chúng ta tiếp tục giải quyết", ông nói.

Thủ tướng nhấn mạnh các giải pháp, trước hết là tập trung phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh. Chuẩn bị các đề án, báo cáo trình Quốc hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm trên 7%, tăng trưởng quý 4 từ 7,5 - 8%.

Tập trung đẩy mạnh, tạo đột phá giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy mạnh mẽ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số...

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%? - Ảnh 3.Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%? - Ảnh 4.

Nguồn: Tổng cục Thống kê - BẢO NGỌC tổng hợp - Đồ họa: T.ĐẠT

* TS Nguyễn Bích Lâm (nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê):

Phải đặt đầu tư công ở mức cao nhất

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%? - Ảnh 5.
Đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 7% trong năm nay là rất khó nếu nhìn vào các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Trước hết, để đạt được kết quả giải ngân 95% vốn được giao như mục tiêu đề ra, trong 3 tháng cuối năm phải giải ngân cao hơn số vốn đã giải ngân 9 tháng qua.

Nếu đạt 95% giải ngân vốn đầu tư công, GDP cả nước sẽ tăng thêm 0,6%.

Làm được điều này là rất khó, nhiều khả năng tỉ lệ giải ngân đầu tư công năm nay chỉ như năm ngoái, đạt khoảng 81% kế hoạch. Do đó lúc này nên đặt mục tiêu cố gắng giải ngân đầu tư công 3 tháng còn lại ở mức cao nhất để đóng góp cho tăng trưởng.

Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài tuy có khởi sắc nhưng đầu tư nước ngoài hiện chiếm tỉ trọng không lớn, khoảng 17 - 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Điều đáng ghi nhận trong 9 tháng vừa qua là đầu tư ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Trong 9 tháng đầu tư khu vực ngoài nhà nước đạt hơn 1,33 triệu tỉ đồng, chiếm 55% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước). Vì vậy một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng từ nay đến cuối năm là thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Nếu nhìn vào động lực tăng trưởng là xuất nhập khẩu, để có tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay phải cao hơn năm ngoái, đặc biệt đóng góp cho tăng trưởng phải là xuất siêu. Những con số này đến thời điểm này của năm 2024 đang có phần thua sút so với năm 2023.

Động lực tiếp theo của tăng trưởng kinh tế năm nay là tiêu dùng cuối cùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa 9 tháng theo giá so sánh chỉ tăng 5,8%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 7,6%.

Nói cách khác, động lực về tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và Chính phủ (chi ngân sách) cả năm nay chỉ khoảng 6%. Do vậy phải rất nỗ lực thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng nêu trên thì mới đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đã đề ra.

* Ông Đinh Quang Hinh (trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường Chứng khoán Vndirect):

Xuất khẩu 3 tháng đóng góp quan trọng cho tăng trưởng cả năm

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%? - Ảnh 5.
Số liệu cho thấy thị trường Mỹ dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay với mức tăng tới 26% so với cùng kỳ.

Đồng thời dòng vốn đầu tư từ Singapore, Hong Kong và Trung Quốc cũng tăng trưởng tích cực cho thấy xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam được thúc đẩy.

Chưa kể chu kỳ nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu, được dẫn dắt bởi các ngân hàng trung ương lớn tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng tại các thị trường này, từ đó gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó lạm phát hạ nhiệt tại nhiều nơi trên thế giới cũng đóng góp vào sự cải thiện của tiêu dùng.

Các số liệu vĩ mô trong những tháng gần đây về IIP (chỉ số sản xuất công nghiệp), PMI (chỉ số quản lý thu mua hàng hóa), đơn hàng xuất khẩu, FDI giải ngân... cũng dần hé lộ về bức tranh xuất khẩu khả quan trong những tháng cuối năm 2024.

Với các cơ sở nêu trên, dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay có thể tăng trưởng khoảng 15% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, vẫn có những thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới, đầu tiên là ảnh hưởng từ sự kiện đình công tại các cảng biển miền đông nước Mỹ.

Nếu vấn đề này không được sớm giải quyết sẽ có ảnh hưởng nhất định tới xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Đồng thời cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn có thể gây ra những đứt gãy trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó có những tác động cả về mặt tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Do đó để xuất khẩu tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động mở rộng thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro và tác động từ việc quá tập trung vào một thị trường hay một nhà cung cấp nhất định.

Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng nên điều hành tỉ giá ổn định và có thể dự báo được nhằm hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Xử lý vướng mắc pháp luật để phân cấp phân quyền thế nào?

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho hay một số bộ ngành có tâm lý nể nang, né tránh, nhiều khi ngại phân cấp đến địa phương vì e ngại địa phương chưa thực hiện được.

Vì vậy Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, tạo ra động lực để cho các địa phương tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các chỉ tiêu đề ra.

Thủ tướng đã thành lập ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật, nhiệm vụ này Bộ Tư pháp tham mưu. Khi rà soát các vướng mắc trong thực tế để tháo gỡ, khơi thông nguồn lực, yêu cầu giao thẩm quyền theo đúng tinh thần cấp nào làm cấp đó chịu trách nhiệm, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Đơn giản các thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ khi chấp hành các thủ tục trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Giải pháp nào giảm giá nhà do thổi giá?

Về nguyên nhân dẫn tới tăng giá bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho hay trước hết là do lệch pha cung - cầu. Cùng với đó là tình trạng thổi giá, đẩy giá, chi phí đầu tư bất động sản tăng cao (chi phí đầu tư xây dựng và chi phí tiền sử dụng đất).

Để giải quyết tình trạng này, luật đã quy định rõ các quy định về thổi giá, thao túng thị trường tại nhiều luật. Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện 82 về việc kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở đó, bộ đã có thông tư với giải pháp tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản. Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, thí điểm mô hình Trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý.

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%? - Ảnh 7.

Lực lượng cứu hộ cứu nạn của tỉnh Phú Thọ tổ chức tìm kiếm ở khu vực cầu Phong Châu - Ảnh: T.QUÂN

Địa phương không có bão lũ cần chia sẻ, bù đắp thiệt hại

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7-10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho hay qua đánh giá sơ bộ, bão Yagi ước tính gây thiệt hại 81.500 tỉ đồng, làm giảm 0,15 điểm phần trăm. Nhiều công trình hạ tầng công cộng, hạ tầng lớn của địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.

Về mục tiêu tăng trưởng 7% năm nay, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nếu không có bão lũ thì con số tăng trưởng có thể cao hơn. Vì vậy trên cơ sở kết quả đạt được, bộ vẫn giữ mục tiêu phấn đấu cả năm 7% hoặc cao hơn.

Để đạt mục tiêu, ông Phương cho biết một trong những giải pháp được đưa ra là với địa phương không bị ảnh hưởng và có tiềm năng, cần chia sẻ và nỗ lực hơn để bù đắp thiệt hại như Hà Nội và TP.HCM.



Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/lam-gi-de-tang-truong-ca-nam-hon-7-20241008085405311.htm

  • Từ khóa

Những loại thu nhập nào được miễn thuế thu nhập cá nhân?

Mỗi cá nhân có thể thường xuyên hoặc bất ngờ nhận được các khoản thu nhập song không phải ai cũng biết được khoản nào được miễn thuế.
15:04 - 08/10/2024
126 lượt xem

Giá dầu thế giới tăng mạnh trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung

Kết phiên giao dịch đầu tuần (7/10), dầu thô WTI tăng 3,71% lên 77,14 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng 3,69% đạt 80,93 USD/thùng.
11:32 - 08/10/2024
215 lượt xem

Kích cầu tiêu dùng: Cách nào hợp lý nhất?

Cách tốt nhất để kích cầu là tạo công ăn việc làm cho người dân và tạo điều kiện cho họ tự do, chủ động tiêu xài theo nhu cầu
10:43 - 08/10/2024
233 lượt xem

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Manulife Việt Nam và Techcombank sẽ ngừng mối quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền từ ngày 14-10-2024.
10:10 - 08/10/2024
235 lượt xem

Mới mẻ bảo hiểm an ninh mạng

Lừa đảo, tấn công mạng ngày càng tinh vi nên đã xuất hiện "bảo hiểm an ninh mạng". Hình thức này còn khá mới trên thị trường Việt Nam, nhiều ngân hàng,...
10:06 - 08/10/2024
261 lượt xem