4
/
170342
Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam
giai-phap-thuc-day-cong-nghiep-ho-tro-o-to-tai-viet-nam
news

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Thứ 3, 01/10/2024 | 07:02:36
2,200 lượt xem

Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Bộ Công Thương nêu rõ công nghiệp hỗ trợ là yếu tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp ô tô.

Đặt ô tô là trọng tâm ngành công nghiệp Việt Nam

Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Cụ thể, Chính phủ quyết định kéo dài thời gian thực hiện Chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2027. Điều này có mục đích khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước.

Công nghiệp hỗ trợ là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Ảnh: TMT 

Nhưng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính đã đề xuất không bổ sung thêm mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.

Trong khi đó, dữ liệu từ Bộ Công Thương chỉ ra ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang nhập khẩu tới 80% linh kiện sản xuất. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô tại Việt Nam vẫn chưa nhiều, mới chỉ khoảng 300 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh doanh. Trong đó, có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô... Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết.

Trong khi cả chiếc xe có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện. Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao.

Tại Quyết định 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014, Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về dung lượng thị trường, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước đạt 466.400 chiếc, chiếm ~70% nhu cầu nội địa.

Đáng chú ý, về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ xác định đây là ngành công nghiệp quan trọng, có vai trò tương hỗ với nhiều ngành công nghiệp khác, trong đó có ô tô.

Chính phủ đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, Việt Nam bắt đầu sản xuất được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ; tỷ lệ giá trị sản xuất, chế tạo trong nước đối với xe đến 9 chỗ ngồi đạt 40-45%, xe tải đạt 45-55%. Cho đến nay, chỉ có hai nhà sản xuất THACO và VinFast đã cơ bản đạt được các tiêu chí này.

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô

Mới đây, trong Dự thảo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Công Thương cũng đã chỉ ra những vấn đề của ngành công nghiệp ô tô. Bản dự thảo nêu rằng để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp ô tô cần xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ cung cấp linh kiện, phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp xe điện, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới khác...

Theo Dự thảo này, việc hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất. Đẩy mạnh hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu - triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hóa.

Đồng thời thúc đẩy các dự án lớn về công nghiệp vật liệu, đặc biệt là các dự án sản xuất thép cán nóng, thép chế tạo... của các nhà đầu tư trong nước để bảo đảm nguồn vật liệu đầu vào cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; Thu hút đầu tư vào các phân ngành chế tạo cơ bản (tạo phôi, gia công áp lực, gia công chính xác, nhiệt luyện, xử lý bề mặt và sản xuất khuôn mẫu cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ngành ô tô). Đẩy mạnh việc hợp tác với các ngành công nghiệp vật liệu đầu vào cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ngành ô tô.

Do đó, việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là hết sức cần thiết nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng thị trường. Nguyên nhân được chỉ ra là bởi cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh, dàn trải và thiếu tập trung; hạn chế về nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Công Thương nhận định rằng trong thời gian tới công nghiệp hỗ trợ sẽ tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ôtô lớn để lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Theo Trần Đình/ Công Thương

https://congthuong.vn/giai-phap-thuc-day-cong-nghiep-ho-tro-o-to-tai-viet-nam-349302.html

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về "3 mục tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp" của logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ngoại giao logistics và hiện đại hóa nội địa; xây dựng phát triển quốc gia thương mại tự do
13:58 - 02/12/2024
181 lượt xem

Traveloka, Booking, Agoda đang át vía các đại lý du lịch Việt

Phần lớn thị phần du lịch trực tuyến tại Việt Nam thuộc về các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) ngoại như Traveloka, Booking.com và Agoda. Các doanh nghiệp...
10:18 - 02/12/2024
286 lượt xem

Siết thuế sàn thương mại điện tử

Từ 1.4.2025, theo sửa đổi một số điều của luật Quản lý thuế, sàn thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số...
07:17 - 02/12/2024
337 lượt xem

Xuất nhập khẩu “bùng nổ”, ngành logistics cần nắm bắt thời cơ

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang dần tiệm cận con số 800 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất. Đây cũng là cơ hội cho...
09:35 - 01/12/2024
870 lượt xem

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua...
19:06 - 30/11/2024
1,194 lượt xem