4
/
170140
Điểm tựa đứng dậy sau bão, lũ
diem-tua-dung-day-sau-bao-lu
news

Điểm tựa đứng dậy sau bão, lũ

Thứ 5, 26/09/2024 | 10:10:00
2,094 lượt xem

Đã có 17 ngân hàng công bố giải pháp giãn, hoãn nợ, triển khai giảm lãi suất cho vay trên dư nợ hiện hữu và dư nợ vay mới, phổ biến ở mức từ 1 - 2%.

Hội nghị ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. 

Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng tư nhân cùng chính quyền các cấp đang tìm giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.

Hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại

Khoảng 116.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi) với hơn 83.400 khách hàng là con số được Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Đào Minh Tú công bố tại Hội nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

“Cần có chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho các hộ dân trồng rừng, nuôi trồng thủy sản bị mất trắng sau bão với thủ tục, hướng dẫn cụ thể. Còn với các hộ vay mới, hiện không còn tài sản thế chấp thì ngân hàng cần hướng dẫn thủ tục, phương án cho vay cụ thể. Đề nghị các ngân hàng tiếp tục có giải pháp đồng bộ, chính sách ưu đãi cho khách hàng vay vốn. Chính quyền địa phương cam kết hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân”, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiến nghị.

Hiện đã có 17 ngân hàng công bố giải pháp giãn, hoãn nợ, triển khai giảm lãi suất cho vay trên dư nợ hiện hữu và dư nợ vay mới, phổ biến ở mức từ 1 - 2%. Đáng chú ý, có ngân hàng giảm tới 50% tiền lãi.

Ông Lê Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông tin:

“Vietcombank chủ động giảm lãi suất đến 2% cho tất cả các khách hàng bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 mà không phải chờ khách hàng làm đơn đề nghị. Tổng dư nợ hỗ trợ khoảng 160.000 tỷ đồng”.

Đại diện Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết, đã dành hơn 2.000 tỷ đồng hỗ trợ cho khách hàng cá nhân với mức giảm lên đến 50% tiền lãi hiện tại, đồng thời mức lãi suất ưu đãi này sẽ được giữ cố định đến muộn nhất là 31/1/2025.

“Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) có khoảng 29.000 tỷ đồng dư nợ với 63.200 khách hàng bị ảnh hưởng. LPBank giảm đến 2%/năm lãi suất đối với khách hàng hiện hữu, áp dụng đến hết năm 2024, số tiền giảm tương ứng khoảng 85 tỷ đồng. Đồng thời, xây dựng gói cho vay mới quy mô 8.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay từ 6 - 6,5%/năm”, ông Hồ Nam Tiến, Phó Chủ tịch HĐQT LPBank cho biết.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) giảm tối đa đến 2% lãi suất cho khách hàng hiện hữu; trong đó, đối với khoản vay dài hạn giảm từ 1 - 2%/năm, ngắn hạn giảm từ 0,5 - 1%/năm, áp dụng từ 20/9 đến hết năm 2024. MBBank cũng dành 7.000 tỷ đồng cho gói vay mới với khách hàng cá nhân, nâng quy mô gói lên thành 9.000 tỷ đồng, lãi suất giảm 1% so với lãi suất thông thường.

Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) ước tính có gần 2.000 tỷ đồng dư nợ và 500 khách hàng bị thiệt hại sau bão. HDBank đã chủ động đến các đơn vị của 26 tỉnh phía Bắc làm việc trực tiếp với khách hàng để làm căn cứ giãn, hoãn nợ.

HDBank cũng triển khai gói 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ giảm lãi suất, gồm: 3.000 tỷ đồng giảm lãi suất cho khách hiện hữu và 7.000 tỷ đồng cho vay mới, tập trung vào khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân.

Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Agribank cho biết, dự kiến dư nợ hiện hữu được giảm lãi suất là khoảng 40.000 tỷ đồng, đồng thời đối với các dư nợ phát sinh mới cũng được giảm lãi suất từ 0,5 - 2%, áp dụng đến hết 31/12/2024. Đồng thời, giảm lãi suất cho 100% khách hàng chịu ảnh hưởng do bão số 3.

Báo cáo của VietinBank cho thấy, có khoảng 40.000 tỷ đồng dư nợ doanh nghiệp vay và 20.000 tỷ đồng khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão. VietinBank dành gói hỗ trợ lãi suất 1%, quy mô 100.000 tỷ đồng hỗ trợ ngay với cả khách hàng cũ và mới, áp dụng đến hết năm 2024.

Nhiều người dân trắng tay sau cơn bão số 3, khả năng hồi phục kinh tế và trả nợ ngân hàng khó khăn. 

Đốc thúc triển khai chính sách, khoanh nợ

Có 26 địa phương chịu ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Trong đó, Quảng Ninh, Hải Phòng là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề.

UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại sau bão số 3 theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ.

Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh cho thấy, có 23.198 khách hàng, với tổng dư nợ bị thiệt hại 11.756 tỷ đồng. Trong đó, có 13.515 khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội, dư nợ bị thiệt hại là 773,6 tỷ đồng. Tại các tổ chức tín dụng còn lại có 9.683 khách hàng, với tổng dư nợ bị thiệt hại là 10.982,4 tỷ đồng.

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, các tổ chức tín dụng nhiều địa phương đang khẩn trương triển khai các giải pháp hỗ trợ, chính sách theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi vay; tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão...

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn phối hợp với khách hàng, các cơ quan chức năng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ.

Tỉnh Quảng Ninh giao Sở Tài chính, Sở NN&PTNT phối hợp kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp của hồ sơ, số liệu đề nghị khoanh nợ do các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn, lập báo cáo để tỉnh này gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính theo quy định.

Hiện, Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ninh tạm dừng thu lãi của 12.709 hộ đang vay vốn tín dụng chính sách bị thiệt hại bởi bão số 3 đến hết ngày 31/12/2024. Cùng với đó bằng nguồn vốn Trung ương và địa phương, từ ngày 9/9 đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ninh đã giải ngân cho 1.620 hộ vay 108,7 tỷ đồng, trong đó có nhiều hộ dân bị thiệt hại bởi bão số 3, để khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế.

“Ngoài chính sách cơ cấu nợ, khoanh nợ và cho vay mới với người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại sau bão số 3, ngành ngân hàng tạo điều kiện bố trí nguồn vốn tài trợ an sinh xã hội, giúp địa phương phục hồi sau bão”, ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đề xuất.

Theo Hà Long/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/diem-tua-dung-day-sau-bao-lu-post702180.html

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về "3 mục tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp" của logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ngoại giao logistics và hiện đại hóa nội địa; xây dựng phát triển quốc gia thương mại tự do
13:58 - 02/12/2024
207 lượt xem

Traveloka, Booking, Agoda đang át vía các đại lý du lịch Việt

Phần lớn thị phần du lịch trực tuyến tại Việt Nam thuộc về các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) ngoại như Traveloka, Booking.com và Agoda. Các doanh nghiệp...
10:18 - 02/12/2024
313 lượt xem

Siết thuế sàn thương mại điện tử

Từ 1.4.2025, theo sửa đổi một số điều của luật Quản lý thuế, sàn thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số...
07:17 - 02/12/2024
366 lượt xem

Xuất nhập khẩu “bùng nổ”, ngành logistics cần nắm bắt thời cơ

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang dần tiệm cận con số 800 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất. Đây cũng là cơ hội cho...
09:35 - 01/12/2024
903 lượt xem

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua...
19:06 - 30/11/2024
1,219 lượt xem