4
/
164548
Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam
trung-quo-c-la-thi-truong-cung-ca-p-rau-qua-lon-nha-t-cho-viet-nam
news

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam

Thứ 7, 25/05/2024 | 14:59:19
1,987 lượt xem

Trung Quốc hiện là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 40,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của nước ta.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 5/2024, nước ta đã chi ra 725,6 triệu USD để nhập khẩu các loại rau quả về phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu, trái cây nào tràn về Việt Nam nhiều nhất

Năm 2023, Việt Nam đã chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu, trong đó, táo là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất

Riêng năm 2023, nhập khẩu rau quả của Việt Nam lên tới 1,96 tỷ USD. Theo đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp mặt hàng rau quả lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đạt 794,7 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, hàng từ Trung Quốc chiếm 40,5% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của nước ta.

Mỹ xếp vị trí thứ hai, với kim ngạch nhập khẩu đạt 331,5 triệu USD, giảm 7%. Kế tiếp là thị trường Australia, kim ngạch nhập khẩu đạt 142,4 triệu USD, giảm 10% so với năm 2022. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023, hàng Mỹ và Australia lần lượt chiếm tỷ trọng 16,9 và 7,3%.

Về mặt hàng, táo là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2023, đạt 237,1 triệu USD, chiếm 21,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Đứng thứ hai là nho, đạt 158,4 triệu USD, chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Quýt và lê lần lượt có vị trí thứ 3 và 4, chiếm tỷ trọng 7,1% và 5%.

Đây đều là những loại trái cây có giá thành khá thấp. Đặc biệt là nho, không chỉ nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc,... mà nho Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào thị trường trong nước với giá rất rẻ. Khi quốc gia tỷ dân này mở rộng diện tích vùng trồng, nho sữa ngay lập tức phủ sóng chợ Việt với giá bán rất bình dân.

Các loại trái cây Việt Nam nhập về hiện nay chủ yếu là những mặt hàng mà Việt Nam không phải thế mạnh. Đơn cử, các loại táo, lựu Việt Nam chưa thể trồng được, hay như nho, lê có vùng trồng nhưng sản lượng còn khiêm tốn nên phải nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Ngoài ra, các loại trái cây đứng đầu bảng nhập khẩu phần lớn đều nằm trong phân khúc giá rẻ, xuất xứ từ Trung Quốc với sản lượng lớn nên nhập về rất nhanh. Đây cũng là lý do hàng năm, táo, nho, quýt và lê luôn được nhập về Việt Nam với khối lượng lớn.

Theo Nguyễn Hạnh/Công thương

https://congthuong.vn/trung-quoc-la-thi-truong-cung-cap-rau-qua-lon-nhat-cho-viet-nam-322205.html

  • Từ khóa

'Cố kiềm chế nhưng lãi suất vẫn sẽ bò, trườn tăng lên'

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, với xu hướng nợ xấu gia tăng, lãi suất huy động tăng, từ nay tới cuối năm lãi suất cho vay sẽ tăng lên nhưng chưa có dấu...
08:15 - 27/07/2024
82 lượt xem

Siết nồng độ cồn, vì sao Bia Sài Gòn vẫn lãi cao nhất 2 năm?

Doanh thu sụt giảm nhưng nhờ tiết giảm chi phí nên Bia Sài Gòn thu về lợi nhuận gần 15 tỉ đồng mỗi ngày trong quý II/2024.
18:55 - 26/07/2024
403 lượt xem

Doanh nghiệp sản xuất đang lội ngược dòng

Nửa năm đã qua đi, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đối mặt với những khó khăn trước nền kinh tế có độ mở lớn, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm do sự thắt chặt...
17:27 - 26/07/2024
425 lượt xem

Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia tăng mạnh mua hàng, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục là điểm sáng

Không chỉ Trung Quốc, khách hàng tại Thái Lan, Campuchia đang tăng nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Mặt hàng này tiếp tục là điểm sáng trong xuất khẩu rau...
15:34 - 26/07/2024
482 lượt xem

Tăng tốc cho vay đảo nợ

Vay vốn ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác không chỉ tạo sức cạnh tranh để kéo giảm lãi suất mà còn kích thích tăng trưởng tín dụng
13:19 - 26/07/2024
551 lượt xem