4
/
74118
Sao ví điện tử chỉ được giao dịch 20 triệu đồng/ngày?
sao-vi-dien-tu-chi-duoc-giao-dich-20-trieu-dong-ngay
news

Sao ví điện tử chỉ được giao dịch 20 triệu đồng/ngày?

Thứ 2, 27/05/2019 | 17:40:56
873 lượt xem

Theo Ngân hàng Nhà nước, giao dịch ví điện tử bình quân hiện chỉ khoảng 1,7 triệu đồng/tháng nên hạn mức đề xuất của cơ quan quản lý nhắm đến các hoạt động bất thường

Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài "Kinh doanh ví điện tử không dễ", đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có phản hồi trao đổi về những quy định trong dự thảo sửa đổi Thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó tập trung vào các quy định yêu cầu người dùng ví điện tử bổ sung thông tin, kiểm soát mở tài khoản, quy định hạn mức giao dịch.

Sao ví điện tử chỉ được giao dịch 20 triệu đồng/ngày? - Ảnh 1.

Theo NHNN, hiện giao dịch ví điện tử bình quân chỉ khoảng 1,7 triệu đồng/tháng. Ảnh: NLĐ

Cụ thể, dự thảo thông tư quy định hạn mức giao dịch qua ví đối với cá nhân là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), giải thích hiện giao dịch bình quân ví điện tử chỉ khoảng 1,7 triệu đồng/tháng, nên hạn mức như đề xuất không ảnh hưởng đến giao dịch bình thường của người dùng. Quy định này nhắm đến các hoạt động bất thường chứ không phải mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời, ông Phạm Tiến Dũng cũng phân tích định danh khách hàng là yêu cầu bắt buộc tại dự thảo thông tư mới bởi vì ví điện tử có sử dụng sim rác. Nếu không định danh, khi phát sinh sự cố không biết là ai?

"Sự vô danh là nguy hiểm nhất trong thương mại, thanh toán điện tử. Các cơ quan chức năng đã cảnh báo việc này. Do đó, công ty hoạt động dịch vụ ví điện tử phải có thông tin định danh khách hàng, điều này rất quan trọng để tránh các hoạt động bất hợp pháp như chuyển tiền trái phép vào ví không định danh" – ông Dũng giải thích.

Việc định danh cũng được NHNN yêu cầu theo hướng chi tiết các thông tin người dùng phải thu thập, thông tin có thể thu thập bằng giấy, điện tử... từ nguồn khách hàng, NH thương mại.

Theo số liệu của NHNN, hiện có khoảng 5 triệu tài khoản ví điện tử đang hoạt động. Việc phát triển nhanh chóng của ví điện tử đã đặt ra vấn đề làm sao bảo đảm an ninh an toàn trong giao dịch, nhằm thúc đẩy các kênh thanh toán không tiền mặt.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã phản ánh, một số quy định trong dự thảo sửa đổi thông tư 39 khiến không ít công ty fintech lo ngại ví điện tử sẽ kém cạnh tranh, hàng triệu người dùng ví có thể phải khai lại thông tin. Một số chuyên gia cho rằng việc sửa đổi thông tư là cần thiết nhằm khuyến khích, quản lý ví điện tử và thúc đẩy thanh toán điện tử tại Việt Nam nhưng theo hướng mở và dung hoà giữa kiến tạo, kiểm soát, quản lý.

Theo T.Phương/Người Lao động

  • Từ khóa

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
392 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
582 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
872 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
998 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
1,011 lượt xem