Tỉ lệ hàng Nhật Bản bị làm giả gia tăng trong những năm gần đây, đe dọa tới sức khỏe người sử dụng
Từ ngày 22-11 đến hết ngày 29-11-2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT, Bộ Công Thương) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả".
Ông Naito Yasuaki - Giám đốc Ban sở hữu trí tuệ, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO
Tại Phòng trưng bày, nhiều người dùng được phân biệt sản phẩm thật - giả của các thương hiệu lớn từ Nhật Bản như: Bộ mỹ phẩm chăm sóc da của Daiichi Sankyo, Khóa YKK; Giầy dép ASICS, quần áo HUMAN MADE, Uniqlo; mũ bảo hiểm, dầu nhớt Honda của Nhật Bản
Ông Naito Yasuaki - Giám đốc Ban sở hữu trí tuệ, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), cho biết sản phẩm Nhật được thịnh hành tại Việt Nam, song cũng đồng nghĩa tỉ lệ hàng giả, hàng nhái tăng lên nhiều.
Người dùng phân biệt sản phẩm dầu nhớt thật - giả
Theo ông Naito Yasuaki, điều này cần biện pháp mạnh mẽ từ cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn nạn này. Hàng giả gây hại cho sức khỏe người dùng như mỹ phẩm, thuốc...
Cùng với đó, các công ty của Nhật Bản đang theo dõi hoạt động lưu thông hàng hóa, phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, đại diện Honda Việt Nam cho biết bên cạnh những sản phẩm dầu nhớt, tại phòng trưng bày lần này, Honda Việt Nam trưng bày giới thiệu thêm sản phẩm mũ bảo hiểm vừa được công ty ra mắt mới đây, song đã bị các đối tượng làm giả, bán trên thị trường.
Theo đó, người tiêu dùng khi mua mũ bảo hiểm của Honda cần truy xuất tem chống hàng giả.
Mỹ phẩm Transino của Nhật Bản bị làm giả
Mũ bảo hiểm thật - giả
Theo Thùy Linh/NLĐO
https://nld.com.vn/hang-nhat-bi-lam-gia-tu-my-pham-thuc-pham-cho-toi-dau-nhot-mu-bao-hiem-196241123153704235.htm