4
/
172749
Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên
trung-quoc-troi-day-ve-cong-nghe-han-quoc-dung-ngoi-khong-yen
news

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Thứ 6, 22/11/2024 | 20:04:46
151 lượt xem

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.

SMIC chiếm 5,7% thị phần toàn cầu trong ngành gia công wafer bán dẫn quý 2-2023, thu hẹp khoảng cách với Samsung Electronics - Ảnh: REUTERS

Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn diện từ Trung Quốc, từ đóng tàu, thép đến các ngành công nghiệp hóa dầu, và điều đáng lo ngại nhất là khoảng cách phát triển công nghệ bán dẫn giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã thu hẹp chỉ còn một năm.

Các trung tâm công nghiệp truyền thống từng là biểu tượng công nghiệp hóa của Hàn Quốc như Pohang, Yeosu, Ulsan và Osong, nay phải đối mặt với khủng hoảng toàn diện, báo Maeil Business ngày 21-11 cho biết.

Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường đóng tàu, "ép" thép Hàn Quốc

Tính đến tháng 9-2024, thị phần của Trung Quốc trên thị trường đặt hàng đóng tàu toàn cầu cao tới 67%, trong khi thị phần của Hàn Quốc chỉ 20%.

Trung Quốc không chỉ cải thiện khả năng cạnh tranh công nghệ thông qua sản xuất quy mô lớn trong sản xuất tàu chở hàng rời, mà còn vượt qua Hàn Quốc trong lĩnh vực tàu chở dầu và tàu container.

Các chuyên gia ngành đóng tàu cảnh báo sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và cho rằng Hàn Quốc cần thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để tránh tụt hậu trong lĩnh vực đóng tàu có giá trị gia tăng cao.

Công ty vận chuyển toàn cầu Hapag-Lloyd đã đặt hàng 24 tàu container mới từ hai xưởng đóng tàu Trung Quốc, với tổng giá trị đầu tư khoảng 4 tỉ USD - Ảnh: REUTERS

Ngành thép Hàn Quốc cũng không mấy lạc quan khi ngày 19-11 POSCO, tập đoàn thép hàng đầu Hàn Quốc, tuyên bố đóng cửa nhà máy thép sợi đầu tiên sau hơn 45 năm hoạt động.

Trước đó vào tháng 7-2024, POSCO đã cho đóng cửa một nhà máy sản xuất thép, vài tháng sau POSCO tiếp tục đóng cửa cơ sở sản xuất chính khác.

Theo phân tích, Trung Quốc đang bán thép tấm giá rẻ cho thị trường Hàn Quốc với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất, điều này càng làm suy yếu khả năng cạnh tranh về giá của các công ty thép Hàn Quốc.

Công nghiệp bán dẫn và lĩnh vực bộ nhớ

Về ngành công nghiệp bán dẫn, thời điểm tháng 10-2023 có rất ít công ty bán dẫn nổi bật, nhưng hiện nay các nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc như Semiconductor Manufacturing International (SMIC), Yangtze Memory Technologies (YMTC) và ChangXin Memory Technologies (CXMT) đều trở thành những ông lớn trong ngành.

Theo số liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, SMIC đứng thứ 3 trên thị trường gia công wafer bán dẫn toàn cầu quý 2-2023 với thị phần 5,7%, thu hẹp dần khoảng cách thị phần với Công ty Samsung Electronics (11,5%).

"Đối thủ cạnh tranh cần cảnh giác nhất của tập đoàn sản xuất chất bán dẫn hàng đầu toàn cầu TSMC không còn là Samsung, mà là SMIC.

SMIC đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ bằng cách chiêu mộ nhân sự nghiên cứu và phát triển của TSMC với mức lương cao, gây ra mối đe dọa trực tiếp cho các công ty đầu ngành", giáo sư Kwon Seok Joon tại Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc, cho biết.

Trong lĩnh vực bộ nhớ, khoảng cách công nghệ DRAM giữa CXMT và Samsung Electronics hiện đã thu hẹp dưới 1,5 năm. Khoảng cách công nghệ ứng dụng chip NAND giữa YMTC và các công ty Hàn Quốc cũng chỉ còn dưới một năm.

Theo báo cáo, bốn yếu tố thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc là tự chủ về nghiên cứu và phát triển, thị trường nội địa lớn, thị trường lao động linh hoạt và các hỗ trợ về chính sách, tài chính.

Sự chuyển đổi của Trung Quốc từ một "công xưởng của thế giới" thành một "cường quốc công nghệ" đã có tác động sâu sắc đến bối cảnh công nghiệp toàn cầu, báo Maeil Business nhận định.

Đây không chỉ là cuộc cạnh tranh giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, mà còn là thử nghiệm toàn cầu về đổi mới công nghệ và chuyển đổi công nghiệp, cách Hàn Quốc nắm bắt cơ hội chuyển đổi sẽ quyết định khả năng cạnh tranh quốc tế trong tương lai.

Theo Liên An/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/trung-quoc-troi-day-ve-cong-nghe-han-quoc-dung-ngoi-khong-yen-20241122151152925.htm

  • Từ khóa

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
282 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
285 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
358 lượt xem

Giảm thuế VAT, tăng kích cầu tiêu dùng

Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại... Do đó việc tiếp tục giảm 20% thuế VAT trong 6 tháng đầu...
11:48 - 22/11/2024
324 lượt xem

Doanh nghiệp đón sóng Black Friday

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) triển khai chương trình khuyến mãi kéo dài trong 10 ngày liên tiếp đón siêu khuyến mãi Black...
08:44 - 22/11/2024
415 lượt xem