240
/
57142
Nhắn tin khi đang lái xe tăng rủi ro tai nạn giao thông gấp 20 lần
nhan-tin-khi-dang-lai-xe-tang-rui-ro-tai-nan-giao-thong-gap-20-lan
news

Nhắn tin khi đang lái xe tăng rủi ro tai nạn giao thông gấp 20 lần

Thứ 3, 16/01/2018 | 18:37:09
435 lượt xem

Rủi ro khi nhắn tin trong lúc điều khiển phương tiện giao thông cao gấp 20,3 lần; khi nghe điện thoại tăng gấp 8,5 lần và khi nói chuyện điện thoại cũng rủi ro gấp 5,3 lần so với không sử dụng điện thoại.




Đây là thông tin được TS Vũ Anh Tuấn, Trung tâm Giao thông vận tải Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức đưa ra tại Hội nghị Công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức vào sáng nay (16/1).

6/1.000 người sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện quan sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng điện thoại trong khi lái xe tại 9 địa điểm ở TP HCM và Bình Dương.

Kết quả cho thấy, hình thức sử dụng phổ biến là gọi điện thoại dạng cầm tay và nhắn tin, có rất ít người gọi điện thoại dạng rảnh tay (handsfree). Đối tượng điều khiển xe đạp điện (e-bike) có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động đặc biệt cao, gấp khoảng 32-38 lần so với tỷ lệ vi phạm ở đối tượng đi xe máy và xe đạp.

Đường nông thôn có tỷ lệ người điều khiển phương tiện vi phạm cao nhất (khoảng 11 xe vi phạm trên mỗi 1.000 xe quan sát được).

Nam giới là đối tượng vi phạm chủ yếu, chiếm khoảng 75-80% các đối tượng quan sát có vi phạm.

Trong những người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện thì chỉ có khoảng 6% dừng hẳn xe vào lề đường, 33% chuyển vào làn giáp lề và đi chậm lại, còn khoảng 61% vẫn giữ tốc độ xe chạy như các xe khác trên đường.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam cứ 1.000 người thì có 6 người dùng điện thoại di động trong lúc điều khiển phương tiện, trong đó chủ yếu là người gọi điện áp điện thoại vào tai và nhắn tin, không có nhiều trường hợp sử dụng điện thoại rảnh tay", TS Vũ Anh Tuấn cho hay.

Theo TS Vũ Anh Tuấn, sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện làm tăng rủi ro khi tham gia giao thông. Trong đó, rủi ro khi nhắn tin cao gấp 20,3 lần; khi nghe điện thoại tăng gấp 8,5 lần và khi nói chuyện điện thoại rảnh tay cũng rủi ro gấp 5,3 lần so với không sử dụng điện thoại.

Đề nghị cấm sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe

Từ thực tế trên, TS Vũ Anh Tuấn đề nghị cần cấm sử dụng điện thoại cầm tay khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đồng thời tăng mức xử phạt lên đủ mức răn đe.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đề xuất 5 giải pháp, chính sách để hạn chế hành vi sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông,

Thứ nhất, cấm hoàn toàn hành vi sử dụng điện thoại di động cầm tay khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Với điện thoại rảnh tay (bluetooth): Từ kinh nghiệm của các nước phát triển (như Mỹ, Đức, Nhật Bản,…), luật cho phép sử dụng điện thoại rảnh tay, có thể cho phép sử dụng các công nghệ kết nối như bluetooth giúp người lái xe có thể liên lạc qua điện thoại, nhưng hoàn toàn rảnh tay để có thể tập trung lái xe an toàn, kèm theo đó là các hướng dẫn, khuyến cáo chặt chẽ và cụ thể khi sử dụng loại điện thoại rảnh tay trong khi điều khiển phương tiện.

Thứ hai, nâng cao mức phạt hành chính và bổ sung hình phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại nhắn tin hoặc nghe gọi để đủ mức độ răn đe đối với người điều khiển ô tô.

Thứ ba, tăng cường công tác tuần tra xử phạt. Tăng cường ứng dụng công nghệ thiết bị cho phép trích xuất hình ảnh sử dụng điện thoại cho công tác xử phạt nguội.

Thứ tư, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại nguy hiểm của hành vi sử dụng điện thoại trong lúc lái xe bằng việc thực hiện các chiến dịch truyền thông và chương trình giáo dục an toàn giao thông. Các kết quả phân tích về sự gia tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông do sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ là những thông điệp có sức mạnh to lớn làm thay đổi thái độ và hành vi của người dân.

Thứ năm, cải thiện công tác đào tạo lái và sát hạch cấp phép lái xe; cung cấp thông tin cho học viên về sự ảnh hưởng nguy hiểm của hành vi sử dụng điện thoại và các cách lái xe an toàn khi có ý định sử dụng điện thoại.

Theo đại diện của Vụ Vận tải (Bộ GTVT), sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông là hành vi rất phổ biến. Theo quy định, từ ngày 1/1/2017, người điều khiển xe máy bị cấm sử dụng điện thoại di động, còn người điều khiển ô tô cũng bị cấm sử dụng điện thoại theo công ước quốc tế. Tuy nhiên, đến nay, không nhiều trường hợp bị xử phạt.

Theo Phan Trang/Chinhphu.vn

  • Từ khóa

Thời tiết hôm nay 28-9: Mưa dông tập trung ở miền Tây Nam Bộ; Bắc Bộ ngày nắng

Hôm nay 28-9, thời tiết cả nước ngày nắng, về chiều tối có mưa dông, mưa chủ yếu tập trung ở miền Tây Nam Bộ.
11:14 - 28/09/2024
208 lượt xem

Lũ quét Làng Nủ: Tìm thấy thêm một nữ nạn nhân, còn 9 người mất tích

Sau 17 ngày, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tìm thấy thêm thi thể chị Hoàng Thị Q. (34 tuổi) - nạn nhân mất tích trong vụ lũ quét kinh hoàng tại Làng...
06:52 - 28/09/2024
241 lượt xem

Mực nước đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh

Dự báo mực nước đầu nguồn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng nhanh trong 5 ngày tới, cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 0,4 - 0,5m.
17:30 - 27/09/2024
578 lượt xem

CSGT toàn quốc ra quân đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh

Từ 1/10 đến hết 30/10, lực lượng CSGT toàn quốc đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh.
16:09 - 27/09/2024
607 lượt xem

Hà Nội và miền Bắc giảm nhiệt mạnh, đón không khí lạnh đầu tuần sau

Theo dự báo, miền Bắc và phía bắc miền Trung sẽ giảm 6 - 7 độ C, kèm mưa khi đón đợt không khí lạnh thứ 2 của mùa đông năm nay.
11:32 - 27/09/2024
894 lượt xem