Đông Phi đang phải đương đầu với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 25 năm qua, gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng. Những đàn châu chấu dài bao phủ diện tích từ một tới vài trăm km2.
Dịch châu chấu được cho là bắt nguồn từ 22.12.2019 ở Kenya rồi sau đó bùng phát đi các nước xung quanh. Chúng đẻ trứng khắp nơi và sinh sôi với tốc độ chóng mặt.
Những đàn châu chấu dài bao phủ diện tích từ một tới vài trăm km2. Mỗi km2 đất có ít nhất 40 triệu con châu chấu.
Số lượng châu chấu lớn hơn thông thường ở Đông Phi được cho là tỏa ra từ Yemen hồi tháng 8. Ở bang Amhara phía bắc Ethiopia, một số nông dân gần như mất trắng mùa màng do châu chấu phá hoại.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - FAO cho biết đàn châu chấu với số lượng ước tính hàng trăm triệu con hiện đang di chuyển giữa Ethiopia, Somalia và Kenya với tốc độ lên đến 130 km/h, tàn phá hoa màu và đe dọa nghiêm trọng tới an ninh hàng không.
Các biện pháp bằng hóa chất để ngăn chặn đàn châu chấu dường như không có hiệu quả.
Tại Ethiopia và Somalia, hàng chục triệu con đã phá hủy hơn 700ha hoa màu, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực tại 2 quốc gia vốn luôn trong tình trạng mất mùa bởi thiên tai.
Theo tính toán của Liên Hợp Quốc, tại mỗi điểm đáp xuống, một đàn châu chấu trung bình có thể phá hủy một lượng hoa màu đủ để nuôi 2.500 người trong vòng 1 năm.
Những con châu chấu cái có thể đẻ tới 300 trứng trong suốt vòng đời và một con châu chấu hành hương trưởng thành mỗi ngày có thể ăn một lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể, tương tương 2 gram.
Người dân Đông Phi bất lực chống chọi với đàn châu chấu khổng lồ.
Châu chấu “hạ cánh” dày đặc xuống đường làng ở Dusamareb, Somalia.
Các chuyên gia của FAO kêu gọi tất cả các quốc gia có liên quan tăng cường quan sát, cảnh báo và tăng năng lực ngăn chặn châu chấu sinh sản thêm nhằm bảo vệ mùa màng trước dịch côn trùng này.
Châu chấu thường di chuyển theo chiều gió nên chúng vừa có thể sinh sản vừa có thể di chuyển rất nhanh. Theo số liệu của FAO, đã có những đàn châu chấu di cư từ Tây Bắc châu Phi đến nước Anh hồi năm 1954, và từ Tây Phi đến vùng Caribian, vượt qua 5.000 km trong 10 ngày hồi năm 1988.
Nhiều biện pháp thủ công cũng được áp dụng để diệt đàn châu chấu nhưng không có hiệu quả.
Đàn châu chấu khổng lồ này đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân nơi chúng đi qua.
Theo Lao động
https://laodong.vn/photo/dong-phi-chat-vat-chong-choi-voi-dai-dich-chau-chau-hoanh-hanh-778809.ldo