Mặc dù Mỹ là nước khởi xướng việc tịch thu tài sản của Nga, nhưng họ sẽ không làm điều này một mình.
Đạo luật Hỗ trợ Bổ sung của Hoa Kỳ dành cho Ukraine bao gồm điều khoản về tịch thu tài sản bị phong tỏa, nhưng vẫn chưa được thực thi đầy đủ.
Hãng tin AP nhận xét Washington chưa sẵn sàng hành động nếu thiếu sự hỗ trợ của các đồng minh.
Căn cứ vào dự luật được thông qua, Bộ Tài chính Mỹ phải bắt đầu tìm kiếm tài sản bị phong tỏa của Liên bang Nga và báo cáo Quốc hội trong vòng 180 ngày.
Sau đó một tháng, Tổng thống Mỹ sẽ có quyền tịch thu hoặc chuyển giao bất kỳ tài sản nhà nước nào của Liên bang Nga, số tiền nói trên ước tính vào khoảng 5 tỷ USD.
Số tiền của Nga gửi tại phương Tây hiện vẫn trong tình trạng bị phong tỏa.
Mặc dù vậy, Washington vẫn chưa sẵn sàng đảm nhận vai trò "quân tiên phong" trong việc rút tiền của Nga và giao cho Ukraine.
"Mỹ sẽ không thực hiện bước đi trên nếu thiếu việc chia sẻ trách nhiệm tập thể: Mọi nỗ lực của Mỹ nhằm tịch thu và tái sử dụng tài sản thuộc chủ quyền của Nga phải được thực hiện cùng với các đồng minh", hãng tin AP viết.
Tuy nhiên kế hoạch trên vẫn gặp trở ngại khi lãnh đạo EU lo ngại việc tịch thu tài sản của Liên bang Nga vì lo ngại dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư khác, chủ yếu là Trung Quốc, sẽ chảy ra ngoài.
EU nhận định việc rút tiền của Nga sẽ làm suy yếu niềm tin vào cơ quan lưu ký châu Âu và gây ra tình trạng dòng vốn chảy ra ngoài. Hậu quả đối với nền kinh tế EU trong trường hợp này sẽ rất nặng nề.
Ngoài ra việc Nga cảnh báo sẽ trả đũa bằng cách tịch thu tài sản của các công ty phương Tây bị nhận xét không phải là yếu tố gây lo ngại, bởi số tiền 300 tỷ USD so với GDP của Mỹ và EU - vào khoảng 42 nghìn tỷ USD là rất nhỏ, không tương xứng với tỷ lệ trên GDP của Nga (hiện ở mức 1.800 tỷ USD).
Theo Sao Đỏ/GD&TĐ (nguồn AP)
https://giaoducthoidai.vn/my-khong-the-tich-thu-tai-san-nga-neu-post681001.html