213
/
170174
Sinh viên sáng chế máy tính cầm tay cho người khiếm thị
sinh-vien-sang-che-may-tinh-cam-tay-cho-nguoi-khiem-thi
news

Sinh viên sáng chế máy tính cầm tay cho người khiếm thị

Thứ 5, 26/09/2024 | 17:18:00
2,265 lượt xem

Máy tính dùng để tính toán nhưng cũng có thể học chữ, gõ văn bản và là trợ lý ảo giúp người khiếm thị tiếp cận được với tri thức nhân loại.

Máy tính cầm tay cho người khiếm thị được thử nghiệm tại Hội Người mù Lâm Đồng và TPHCM. 

Đây là sản phẩm của nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Hỗ trợ người mù học tập

Nhóm sinh viên gồm: Phạm Mai Mẫn Nhi và Đào Anh Hào, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã tạo ra thiết bị máy tính cầm tay trợ giúp người khiếm thị trong học tập, trau dồi tri thức, sau 4 năm nghiên cứu.

Sinh viên Phạm Mai Mẫn Nhi cho biết, máy tính có thể dễ dàng sử dụng cho tất cả người khiếm thị. Đối với trẻ em khiếm thị chưa biết chữ nổi Braille có thể sử dụng máy tính để học và làm các phép toán từ đơn giản đến phức tạp. Đối với người lớn có thể sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản rất tiện lợi, có hai chế độ gõ là Telex và VNI.

Máy sẽ phát âm từng ký tự để người sử dụng biết được chính xác chữ cần gõ. Khi hết một câu máy tính sẽ phát âm lại toàn bộ nguyên văn bằng tiếng Việt qua loa, hỗ trợ người mù có thể soạn thảo chính xác.

“Chức năng độc đáo nhất của máy tính là trợ lý ảo tích hợp xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Người khiếm thị có thể dễ dàng giao tiếp với máy bằng giọng nói, để có thể đọc báo điện tử, tra cứu thông tin…”, Mẫn Nhi nhấn mạnh.

Để tạo thành thiết bị, nhóm đã sử dụng thiết kế hệ thống mạch chắc chắn, gia công các nút bấm sử dụng keycap có độ bền cao, đảm bảo tuổi thọ đáp ứng yêu cầu sử dụng thường xuyên liên tục.

Trên các nút bấm đều có ký tự chữ nổi Braille để người khiếm thị cảm nhận. Qua đó hỗ trợ tính toán và gõ chữ giúp người khiếm thị thực hiện các phép toán qua loa hoặc tai nghe. Trong máy tính còn có bộ điều khiển Raspberry Pi để thực hiện các chức năng trí tuệ nhân tạo trợ lý ảo giao tiếp với người dùng.

Bàn phím được thiết kế các phím số và phím dấu dựa vào bàn phím số máy vi tính. Các phím chưa được thiết kế chữ nổi Braille sẽ được phát triển thêm các phép toán về căn thức, lũy thừa, phân số… trong tập hợp số thực. Máy tính cầm tay cho người khiếm thị có thể phát ra âm thanh khi thao tác trên các phím, giúp cho người khiếm thị có thể nghe bằng loa ngoài hoặc tai phone trong quá trình sử dụng.

Thân máy tính cầm tay được thiết kế bằng nhựa, đầu trên nhỏ, đầu dưới lớn giúp cho người khiếm thị dễ dàng xác định vị trí và các chức năng của máy. Dọc theo thân máy tính cầm tay và mặt bàn phím được sơn màu vàng để những người khiếm thị còn thấy mờ mờ có thể nhìn được, vì màu vàng là màu đặc trưng dành cho người khiếm thị.

Có nhiều phiên bản theo nhu cầu sử dụng

Theo nhóm tác giả, điểm nhấn của máy tính là sử dụng công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói để đọc to các kết quả phép tính và văn bản được soạn thảo. Vì vậy, người dùng không cần nhìn màn hình (không thể nhìn) vẫn có thể thao tác chính xác. Bên cạnh đó, máy tính sử dụng màn hình có độ tương phản cao giúp người có thị lực kém vẫn nhận biết được.

Thiết kế của máy tính tương tự bố cục của bàn phím thông thường, giúp người khiếm thị dễ dàng sử dụng và thích nghi nhanh hơn. Cùng thiết kế nhỏ gọn, máy tính có nhiều phiên bản, kích thước để thuận tiện cho người khiếm thị mang theo.

Ngoài ra, phương pháp học chữ nổi và gõ bàn phím của người khiếm thị đòi hỏi cảm giác, xúc giác, sử dụng các bảng chuyên dụng, cần sự hỗ trợ từ giáo viên. Nhóm đã kết hợp nhiều kỹ thuật công nghệ như công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sáng tạo nên máy tính cầm tay cho người khiếm thị.

Từ năm 2020, từ nguồn kinh phí 7,8 triệu đồng do Quỹ Tâm nguyện Việt tài trợ, nhóm đã nghiên cứu và phát triển ra sản phẩm. Máy đã được thử nghiệm tại Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng và được đánh giá là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho người mù học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, hòa nhập cộng đồng.

Theo ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng, ý tưởng máy tính cầm tay cho người khiếm thị là giải pháp rất thiết thực, hữu ích, nhất là sử dụng cho người mới bắt đầu học chữ nổi, không chỉ riêng trẻ em mà còn cả người khi lớn mới bị mù. Cũng giống như người bình thường, để sử dụng thành thạo cần có thời gian sử dụng và bàn phím nổi sẽ giúp giai đoạn này trở nên dễ dàng hơn.

Sản phẩm đã nhận được 80% đánh giá tích cực về tính năng sử dụng bởi người khiếm thị. Khi hoàn thiện máy có thể triển khai sản xuất đại trà, mỗi tháng cung cấp hơn 10 sản phẩm.

Theo Nhật Phong/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-sang-che-may-tinh-cam-tay-cho-nguoi-khiem-thi-post702188.html

  • Từ khóa

Lý do khiến người dùng không muốn bán smartphone cũ

Khi sở hữu một smartphone mới, cảm giác phấn khích với các tính năng mới, bộ nhớ trong rộng lớn và màn hình gọn gàng là điều mà nhiều người nghĩ đến.
19:33 - 02/12/2024
5 lượt xem

Trí tuệ nhân tạo bị 'dụ dỗ' mất số tiền 47.000 USD

Chatbot AI Freysa được giao nhiệm vụ bảo vệ tài khoản trị giá 47.000 USD nhưng bị một người chơi tiền số "thuyết phục" chuyển toàn bộ tiền chỉ bằng một...
16:17 - 02/12/2024
93 lượt xem

CEO Tim Cook từng 'chê' Intel để bắt tay TSMC

CEO Tim Cook của Apple từng 'chê' dịch vụ sản xuất chip của Intel vào hơn 10 năm trước.
15:07 - 02/12/2024
108 lượt xem

Giải mã độ "hot" của TikToker trăm triệu view Lê Tuấn Khang

Sau TikTok Awards Việt Nam 2024, kênh TikTok của Lê Tuấn Khang cán mốc đến 9 triệu người theo dõi, tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 tuần.
11:19 - 02/12/2024
210 lượt xem

Google Maps có thể cảnh báo các mối nguy hiểm trên đường

Google Maps vừa công bố tính năng mới giúp người dùng nhận thông tin về các sự cố giao thông từ Waze, ứng dụng điều hướng được cộng đồng đóng góp.
09:17 - 02/12/2024
278 lượt xem