Trong quá trình chuyển đổi số, dữ liệu không đơn thuần là đơn vị lưu trữ thông tin mà đã trở thành nguyên liệu, tác nhân thay đổi và tạo ra giá trị cho người dùng.
Việt Nam triển khai phát triển chính phủ điện tử từ năm 2000 và đến năm 2020 bắt đầu chuyển sang giai đoạn chuyển đổi số. Trải qua 23 năm, dữ liệu số luôn là thành phần quan trọng và cốt yếu được chú trọng xây dựng và phát triển. Theo Trưởng Phòng Hạ tầng và Dữ liệu số (Cục Chuyển đổi số Quốc gia) Nguyễn Trọng Khánh, trong chuyển đổi số, dữ liệu số ngày càng được nhìn nhận về vai trò rõ nét, quan trọng hơn.
Theo ông Nguyễn Trọng Khánh, Việt Nam đã chuyển từ giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin hay tin học hóa sang giai đoạn chuyển đổi số CTV
Phát biểu tại buổi tọa đàm "Khai mở tiềm năng dữ liệu số - Từ tầm nhìn đến thực thi" diễn ra tại Hà Nội sáng 7.10, ông Nguyễn Trọng Khánh cho rằng hiện nay quan điểm và việc thực hiện triển khai xây dựng dữ liệu, cơ sở dữ liệu cũng có những biến đổi nhất định.
"Chúng ta có thể chia thành 4 giai đoạn gắn liền với mức độ trưởng thành phát triển dữ liệu làm nền tảng của các thời kỳ, bao gồm: cơ sở dữ liệu (CSDL) xây dựng một lần; CSDL trong các hệ thống thông tin; CSDL làm nền tảng phát triển chính phủ điện tử và cuối cùng là dữ liệu làm nền tảng chuyển đổi số quản trị công, phát triển kinh tế số, xã hội số", ông Khánh nói.
Theo ông, Việt Nam đã chuyển từ giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin hay tin học hóa sang giai đoạn chuyển đổi số. Nhiều công nghệ số mới ra đời, những nhìn nhận, cách tiếp cận về dữ liệu trong chuyển đổi số cũng có sự thay đổi nhất định. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Phòng Hạ tầng và Dữ liệu số đã nêu ra 18 điểm đáng chú ý cơ bản đối với dữ liệu khi chuyển từ "Ứng dụng công nghệ thông tin/tin học hóa" sang "Chuyển đổi số":
Theo Anh Quân/ Thanh Niên
https://thanhnien.vn/nhung-luu-y-ve-du-lieu-khi-viet-nam-chuyen-doi-so-185231007172730631.htm