BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1 nhận định: vắc xin Quinvaxem lâu nay bị trào lưu anti vắc xin liệt vào nhóm gây nguy hiểm cho trẻ sau khi tiêm. Chúng tôi đang lo ngại khi Bộ Y tế thực hiện đổi vắc xin mới, trào lưu anti vắc xin trên mạng xã hội sẽ tiếp tục khuấy động, bùng lên.
Trào lưu anti vắc xin đang trở nên đặc biệt nguy hiểm tại Việt Nam khi mới đây Bộ Y tế đưa vào sử dụng 3 loại vắc xin khác (vắc xin phòng bệnh Sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất; vắc xin bại liệt tiêm (IPV); vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh ho gà, uốn vãn, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ co vi khuẩn Hib) để từng bước thay thế cho Quinvaxem.
Một trường hợp sơ sinh bị thủy đậu do không được chích ngừa trong thai kỳ
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1 nhận định: vắc xin Quinvaxem lâu nay bị trào lưu anti vắc xin liệt vào nhóm gây nguy hiểm cho trẻ sau khi tiêm. Chúng tôi đang lo ngại khi Bộ Y tế thực hiện đổi vắc xin mới, trào lưu anti vắc xin trên mạng xã hội sẽ tiếp tục khuấy động, bùng lên.
Phân tích của BS Hữu Khanh chỉ ra: trên thực tế ở nhóm “cầm đầu” trào lưu anti vắc xin thì đa phần gia đình có người thân hoặc chính con em của họ mắc phải những dị tật khác nhau.
BS Hữu Khanh dẫn chứng: một số gia đình có con em bị tự kỷ, tuy nhiên họ không thừa nhận đó là do yếu tố gia đình hoặc những ảnh hưởng từ môi trường sống hay bất thường về gen. Họ đi tìm những nguyên nhân khác và đổ thừa chứng tự kỷ người thân mình mắc phải là do chích ngừa gây nên. Hoặc một số trẻ bị tử vong do các bệnh lý nền sau khi chích ngừa vắc xin, trẻ bị sốt cao, đau sau chích ngừa… cũng bị đổ lỗi do vắc xin gây ra nên trao lưu anti vắc xin đã lôi kéo được nhiều phụ huynh thiếu hiểu biết.
Cũng theo BS Hữu Khanh, chích ngừa để phòng bệnh không phải ngẫu nhiên mà có, đây là thành quả của nhân loại sau rất nhiều những nghiên cứu, hao tốn tiền của với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bất kỳ loại vắc xin nào đưa ra ứng dụng thực tế cũng đã trải qua quá trình thí điểm, đảm bảo tính an toàn và tính hiệu quả cho con người.
Hiệu quả của vắc xin đã được kiểm chứng khi thực tế nhiều loại bệnh nguy hiểm ở con người đã được khống chế, đẩy lùi hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh, tử vong. Hậu quả khi không chích ngừa cũng đã xảy ra khi tỷ lệ chủng ngừa trong cộng đồng không đủ độ bao phủ để phòng bệnh, lập tức dịch bệnh bùng phát, dịch sởi ở Việt Nam năm 2014 là một dẫn chứng cụ thể.
Anti vắc xin là trào lưu phản khoa học, không chỉ đe dọa đến sức khỏe của 1 người mà nó đe dọa đến sức khỏe của cả cộng đồng, do đó ngành y tế nói riêng và toàn xã hội cần lên án mạnh mẽ bằng những dẫn chứng khoa học và thực tiễn.
Nan giải chuyện thai phụ yêu cầu không chích ngừa bất kỳ vắc xin nào! Thông tin từ BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ cho hay: thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều thai phụ đến sinh con, nhưng khi nhập viện thai phụ yêu cầu y bác sĩ không được chích ngừa bất kỳ loại vắc xin nào cho con của họ sau khi bé chào đời. Nhiều trẻ bị cha mẹ từ chối chích ngừa ngay sau khi chào đời đang đối mặt với nguy cơ bệnh tật Ngay cả loại vitamin K giúp bảo vệ não, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết não có thể xảy ra ở trẻ sau khi sinh nhưng cũng bị người mẹ từ chối, không cho bệnh viện chích. Đây là vấn đề rất nan giải không chỉ gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng. |
Theo Vân Sơn/Dân trí