19
/
163335
Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại
cong-bo-100-tu-lieu-va-hinh-anh-ve-duong-truong-son-huyen-thoai
news

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:12:46
1,914 lượt xem

100 tư liệu, hình ảnh về đường Trường Sơn đã được trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".

Triển lãm khai mạc ngày 26/4, do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024).

Triển lãm Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh là những nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của "tuyến lửa" đường Trường Sơn.

Sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta.

Triển lãm gồm 2 chủ đề: Tuyến chi viện chiến lược cho miền NamCon đường huyền thoại.

Những câu chuyện về con đường huyền thoại được kể trong không gian khu di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, đem đến cho du khách những thông tin, tư liệu giá trị về vai trò của Tổng hành dinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ý nghĩa chiến lược của quyết định mở đường Trường Sơn từ Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.

Đặc biệt là tinh thần "sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm…" của một thế hệ cha anh đã dành trọn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc.

Triển lãm cũng góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, trân trọng và biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu cho độc lập dân tộc; phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đẩy mạnh công tác "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", tri ân các anh hùng liệt sỹ và những người có công với đất nước.

Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước ta bị chia cắt, liên lạc giữa cách mạng hai miền hết sức khó khăn qua tuyến liên lạc duy nhất là miền Tây Quảng Trị do Liên khu 5 phụ trách.

Tuy nhiên, tuyến đường này không thể đáp ứng được yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam trong bối cảnh cuộc kháng chiến ngày càng phát triển.

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 1

Các chiến sĩ của trung đoàn 70 - đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn - đang thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn tháng 9/1961.

Để giữ vững liên lạc, bảo đảm sự chỉ đạo kịp thời từ Trung ương Đảng cho phong trào cách mạng miền Nam, nghị quyết hội nghị Trung ương 15 (tháng 1/1959) của Đảng đặt ra nhiệm vụ mở đường chi viện cho miền Nam. Đoàn 559 được thành lập và là "đoàn công tác quân sự đặc biệt" triển khai các lực lượng công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của tuyến đường này. Khe Hó - nằm giữa một thung lũng ở Tây Nam Vĩnh Linh được chọn là địa điểm xuất phát để mở đường "tiến vào Nam".

Trong suốt kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh luôn trở thành trọng điểm đánh phá quyết liệt của địch bằng đủ các loại vũ khí hiện đại và tối tân nhất. Mỹ - Ngụy đã mở nhiều chiến dịch lớn với hàng trăm chiếc máy bay rải chất độc hóa học dọc tuyến hành lang vận chuyển, gần 4 triệu tấn bom đạn và các loại mìn ném xuống Trường Sơn nhằm phá đường, tiêu diệt các đoàn xe, hủy diệt mọi sự sống đến mức "rừng không còn lá, núi đá thành đất bùn".

Với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", chung ý chí "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" và quyết tâm "đánh địch mà đi, mở đường mà tiến", lớp lớp các lực lượng từ bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông và nhân dân các dân tộc đã luôn bền bỉ, kiên cường trụ bám trận địa, trụ bám mặt đường, giữ vững thông suốt cho mạch máu giao thông này.

Trải qua 16 năm (1959-1975), từ những con đường mòn men theo dải Trường Sơn hùng vĩ, tuyến đường không ngừng được mở rộng, vươn xa như một "trận đồ bát quái" phủ kín dãy Trường Sơn, với tổng chiều dài toàn tuyến lên tới 20.000km, xuyên Bắc - Nam và ba nước Đông Dương, vươn tới tất cả các chiến trường, vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất, vũ khí; đưa hơn 2 triệu lượt người hành quân từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần đặc biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm:

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 2

Những ngày đầu tiên khai phá đường Trường Sơn, bộ đội ta đã bí mật vạch tuyến đi qua những vùng núi hiểm trở, cheo leo với khẩu hiệu "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng".

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 3

Các cán bộ, chiến sĩ vượt núi, băng rừng Trường Sơn tiến vào miền Nam.

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 4

Các nữ thanh niên xung phong tham gia mở đường Trường Sơn.

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 5

Đại đội 128 dân công tỉnh Thái Bình xẻ rừng, mở đường cơ giới.

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 6

Các chiến sỹ thanh niên xung phong ra ứng cứu mặt đường khi khói bom chưa tan.

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 7

Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 lấy nguyên mẫu từ các chiến sĩ lái xe không kính trên đường Trường Sơn.Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 8

Những con đường vận chuyển chiến lược "luồn lách" giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại - 9

Đường ống xăng dầu trên đường Trường Sơn.

Ảnh: Hoàng Thành Thăng Long

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/van-hoa/cong-bo-100-tu-lieu-va-hinh-anh-ve-duong-truong-son-huyen-thoai-20240426141529177.htm 

  • Từ khóa

Những ngày Văn học châu Âu năm 2024 hướng về văn học giới

Những ngày Văn học châu Âu (do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu - EUNIC tổ chức) trở lại với người yêu văn học từ ngày 4 đến 19-5 tại Hà Nội với...
15:44 - 06/05/2024
233 lượt xem

Bảo vật quốc gia: Chiếc thạp hoa nâu thời Trần nghi là quan tài cho quý tộc

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần có thể đã được dùng làm quan tài mai táng người chết sau khi hỏa thiêu.
15:20 - 06/05/2024
229 lượt xem

Dưới lá cờ Quyết Thắng, đồng đội Điện Biên Phủ nhận con gái người bạn liệt sĩ làm con nuôi

Cảnh đồng đội cũ nhận hai người con của liệt sĩ làm con gái nuôi; màn hòa giọng Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao ở cả năm đầu cầu nhân 70 năm chiến thắng...
11:41 - 06/05/2024
317 lượt xem

Đến Điện Biên và tự hào với bản hùng ca chói lọi của dân tộc Việt Nam

Đến Điện Biên những ngày tháng 5 không chỉ được ngắm nhìn những đóa hoa ban nở rộ mà còn dễ dàng cảm nhận được không khí hào hùng lịch sử của rất nhiều...
09:20 - 06/05/2024
372 lượt xem

Rough Guides nói năm 2024 đến Việt Nam nhất định phải ăn 9 món này

Theo tạp chí Rough Guides, Việt Nam là một trong những nước có nền ẩm thực tuyệt vời ở Đông Nam Á. Ngoài phở, cơm tấm, bánh mì thì có một số món quen...
07:57 - 06/05/2024
383 lượt xem