190
/
54975
Nhập nhèm phụ gia thực phẩm
nhap-nhem-phu-gia-thuc-pham
news

Nhập nhèm phụ gia thực phẩm

Thứ 5, 09/11/2017 | 11:36:41
1,628 lượt xem

BGTV- Phụ gia thực phẩm (PGTP) là các chất được bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị, giúp thực phẩm thơm ngon đẹp mắt hơn. Khi sử dụng PGTP có chất lượng tốt và trong giới hạn cho phép sẽ mang lại hiệu quả và vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, nhiều loại phụ gia vẫn trôi nổi, không nhãn mác nguồn gốc đã và đang trở thành mối nguy gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Trong đời sống hiện đại, việc sử dụng thức ăn chế biến sẵn là việc phổ biến với nhiều người dân. Để làm tăng giá trị, bổ sung chất dinh dưỡng có thể mất đi do trong quá trình chế biến thực phẩm, hoặc cho thêm những chất vốn không có trong loại nguyên liệu đó, nhiều loại PGTP đã được đưa vào sử dụng và được sự cho phép của Bộ Y tế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng phụ gia trong chế biến, sản xuất và bảo quản thực phẩm, tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở uy tín, vẫn còn nhiều cá nhân sản xuất thực phẩm, kinh doanh các mặt hàng PGTP không rõ nguồn gốc xuất xứ, bao bì, nhãn mác liều lượng phụ gia mập mờ dưới những cái tên chung chung như “chất tạo giòn, tạo bóng, tạo độ dai”, các loại phẩm màu, chất bảo quản... cũng được bày bán khá phổ biến.

Việc buôn bán các loại PGTP trôi nổi còn diễn ra phổ biến tại các chợ trên địa bàn tỉnh

Tại một quầy hàng gia vị thực phẩm khô khu vực chợ Thương (TP Bắc Giang), khi PV ngỏ ý muốn mua sản phẩm phụ gia để làm xúc xích, người bán hàng đã nhanh nhẹn giới thiệu các loại sản phẩm “hỗ trợ” như tạo giòn, tạo dai cho xúc xích, tuy nhiên các loại PGTP này được đựng trong những hộp nhựa không nhãn mác cũng như hạn dùng, liều lượng sử dụng. Bà P là người bán hàng cho biết: “Phụ gia kiểu này giờ người ta dùng nhan nhản mà, đại lý họ nhập những bịch lớn rồi chia ra các hộp để dễ bán hơn ở chợ lẻ, chỉ cần cho khoảng 1 thìa ăn cơm với khoảng 5kg thịt là xúc xích đã giòn dai hơn hẳn, nhiều cơ sở làm xúc xích họ cũng nhập các mặt hàng này về”.

Bên cạnh phụ gia, các loại phẩm màu, gia vị tẩm ướp cũng có “vô số loại”. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm, hóa chất dùng làm chất bảo quản đều được đánh mã số bắt đầu bằng chữ E để chỉ ra rằng chúng là hóa chất thực phẩm không độc hại nếu dùng đúng liều lượng. Ví dụ như chất bảo quản thực phẩm với nồng độ cho phép, khi vào cơ thể sẽ được thải ra ngoài theo hệ bài tiết, tuy nhiên khi vượt quá, thận không lọc hết chất này, lâu ngày sẽ tích tụ lại gây nhiễm độc cho con người, nếu nhiễm vào xương thì trẻ chậm lớn lớn được, thậm chí sẽ gây ung thư cho xương về sau.

Quy định của Bộ Y tế đã khống chế hàm lượng, nồng độ của từng chất khi sử dụng trong thực phẩm, việc sử dụng PGTP trong chế biến phải được các doanh nghiệp công bố rõ nồng độ, hàm lượng, tuy nhiên đó là với các cơ sở cấp phép, còn với những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, việc trao đổi và mua bán các loại PGTP không rõ nguồn gốc, nhãn mác, hạn dùng vẫn diễn ra khó kiểm soát.

Cần kiểm soát chặt việc kinh doanh các mặt hàng PGTP tại các chợ

Phụ gia thực phẩm không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng đang tiềm ẩn nguy hại đối với sức khỏe người sử dụng. Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang chỉ ra rằng khi sử dụng PGTP không được cho phép, quá liều lượng sẽ gây mất ATVSTP, hay nguy hiểm hơn là phụ gia dùng trong công nghiệp không chỉ phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin trong thực phẩm mà còn gây hại cho sức khỏe như ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, gây bệnh ung thư, đột biến gen, quái thai, ảnh hưởng đến chức năng gan thận, là mối nguy hại với sức khỏe cộng đồng và giống nòi về sau.

Người tiêu dùng nên tìm hiểu và có nhận thức đúng về PGTP để có lựa chọn thông minh cho gia đình

Để tránh những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe, tốt nhất người tiêu dùng cần thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm, không nên ăn đồ hộp, chế biến sẵn trong thời gian quá dài, nên sử dụng những mặt hàng thực phẩm tươi ngon, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, đồng thời người tiêu dùng cũng nên quan tâm và tìm hiểu về tác động của PGTP đối với sức khỏe, nếu sử dụng nên đọc kỹ nhãn mác với đầy đủ các thông tin về nguồn gốc, chất lượng được công bố của sản phẩm và có thuộc danh mục cho phép của Bộ Y tế hay không. Tuyệt đối không sử dụng phụ gia cho nhóm đối tượng thực phẩm ngoài hướng dẫn sử dụng hoặc sử dụng quá liều lượng.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp hợp lý và hiệu quả, siết chặt quản lý ATVSTP với việc kinh doanh các mặt hàng PGTP, không để các loại phụ gia 3 không (không nguồn gốc, nhãn mác, hạn dùng) bày bán trên thị trường. Cộng đồng cần tăng cường các biện pháp tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng những hành động cụ thể như tố giác hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, PGTP kém chất lượng.

Minh Anh

Bệnh gai đen: Cảnh báo bệnh nguy hiểm

Gai đen không phải là một bệnh lý da liễu thông thường mà là dấu hiệu của các rối loạn bên trong cơ thể của rất nhiều loại bệnh như ung thư, đái tháo...
14:46 - 04/12/2024
15 lượt xem

Nghiên cứu mới: Ăn thịt bò tái có tốt cho tim?

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí của Hội Dinh dưỡng Mỹ Current Developments in Nutrition đã xem xét tác động của việc ăn thịt bò đối với các...
11:16 - 04/12/2024
111 lượt xem

Tác dụng bất ngờ của lòng trắng trứng với thận

Ngoài ngon miệng, trứng còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe và một tác dụng đáng ngạc nhiên của chúng là đối với sức khỏe thận.
09:59 - 04/12/2024
137 lượt xem

Bệnh mới nổi do nhiễm nấm đen

Nấm đen thâm nhập sâu vào phổi, 'ăn' các xoang mặt và não. Nhiễm nấm đen được nhận định là bệnh mới nổi.
07:32 - 04/12/2024
197 lượt xem

Mỹ điều tra nhiễm khuẩn salmonella bùng phát liên quan đến dưa chuột

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đang điều tra một đợt bùng phát nhiễm khuẩn salmonella...
15:59 - 03/12/2024
556 lượt xem