190
/
171982
Vì sao người tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân?
vi-sao-nguoi-tieu-duong-lai-de-bi-loet-ban-chan
news

Vì sao người tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân?

Thứ 4, 06/11/2024 | 11:30:00
2,096 lượt xem

Tiểu đường là căn bệnh phức tạp, có khả năng làm phát sinh hàng loạt biến chứng do lượng đường trong máu cao và không được kiểm soát. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là loét bàn chân do tiểu đường.

Loét bàn chân do tiểu đường là các vết loét hoặc vết thương hở xuất hiện ở bàn chân. Nguyên nhân chủ yếu là vì tổn thương dây thần kinh hoặc lưu thông máu kém do bệnh tiểu đường gây ra, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Vì sao người tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân?- Ảnh 1.

Lưu thông máu kém và tổn thương thần kinh là những nguyên nhân thường gặp gây loét bàn chân ở người tiểu đường ẢNH: PEXELS

Bệnh thường bắt đầu khi mô da ở bàn chân bị rách, làm lộ mô ở các lớp dưới da. Tình trạng này thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực trên bàn chân, chẳng hạn như ngón chân cái hay gót chân. Các triệu chứng của loét bàn chân do tiểu đường gồm sưng, xuất hiện bóng nước, chảy dịch, thậm chí chuyển sang màu đen do hoại tử.

Không phải bất kỳ ai có tiểu đường cũng bị loét bàn chân do tiểu đường. Ngoài tiểu đường, những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành vết loét là mang giày dép không vừa, vệ sinh chân kém, có vấn đề về móng, béo phì và hút thuốc.

Cụ thể, mang dép quá rộng hay quá chật sẽ làm tăng áp lực và ma sát lên da bàn chân, khiến da chân dễ bị rách và hình thành vết loét. Không rửa chân thường xuyên, rửa xong không lau khô đúng cách sẽ khiến da dễ bị tổn thương dẫn đến rách da.

Thêm nữa, việc cắt móng chân không đúng cách sẽ khiến da chân chịu tổn thương. Các tổn thương này dù rất nhỏ nhưng vẫn có thể phát triển thành vết loét.

Cuối cùng, hút thuốc và béo phì đều là những yếu tố ảnh hưởng đến lưu thông máu. Máu sẽ chảy ít hơn đến chân, làm chậm quá trình chữa lành vết rách ở chân và làm tăng nguy cơ loét.

Để ngăn ngừa và điều trị loét bàn chân, điều đầu tiên bệnh nhân tiểu đường cần làm là kiểm soát đường huyết bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ nếu cần thiết. Ngoài ra, họ cần chọn loại giày, dép phù hợp, thậm chí sử dụng miếng lót để giảm ma sát cho bàn chân.

Người bệnh cũng không nên đứng lâu hay đi nhiều. Những áp lực này lên bàn chân có thể dễ gây loét hoặc khiến vết loét khó lành. Với những vết loét đã nhiễm trùng, người bệnh cần đến bệnh viện để loại bỏ mô chết, băng bó và được kê kháng sinh, theo Medical News Today (Anh).

Theo Ngọc Quý/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/vi-sao-nguoi-tieu-duong-lai-de-bi-loet-ban-chan-185241102123707458.htm 

  • Từ khóa

Mỹ điều tra nhiễm khuẩn salmonella bùng phát liên quan đến dưa chuột

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đang điều tra một đợt bùng phát nhiễm khuẩn salmonella...
15:59 - 03/12/2024
202 lượt xem

Khỏe mạnh sau 14 năm ghép gan từ người cho chết não

“Tôi không thể tin rằng mình đã sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, tất cả đều nhờ bác sĩ và những người đã giúp đỡ tôi trong thời khắc sinh tử. Được gặp lại...
15:41 - 03/12/2024
240 lượt xem

Hà Nội: Người đàn ông đột quỵ khi đang đánh pickleball

Đang chơi pickleball, người đàn ông 55 tuổi ở Hà Nội bất ngờ ngã quỵ, bất tỉnh, được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
15:15 - 03/12/2024
248 lượt xem

Củ cải có chất gì mà có thể phòng ung thư?

Rau củ là thực vật có tác dụng kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa bệnh mạn tính và phòng tránh ung thư. Củ cải là loại rau được xếp vào họ cải. Chúng chứa...
13:16 - 03/12/2024
282 lượt xem

NÓNG: Mỹ kết luận COVID-19 không từ động vật, có thể liên quan 'tai nạn nghiên cứu' của Trung Quốc

Ngày 2-12, cuộc điều tra kéo dài hai năm của các nghị sĩ Mỹ đã đi tới kết luận: virus gây bệnh COVID-19 khiến hàng triệu người chết trên toàn cầu khả năng...
09:14 - 03/12/2024
367 lượt xem