190
/
169658
Bác sĩ cảnh báo: Đừng để trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn, dễ bị ung thư, vô sinh
bac-si-canh-bao-dung-de-tre-mac-benh-tinh-hoan-an-de-bi-ung-thu-vo-sinh
news

Bác sĩ cảnh báo: Đừng để trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn, dễ bị ung thư, vô sinh

Thứ 2, 16/09/2024 | 11:25:00
2,107 lượt xem

Tinh hoàn ẩn là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ em. Chẩn đoán, điều trị sớm sẽ ngăn ngừa các biến chứng như vô sinh, ung thư tinh hoàn và xoắn tinh hoàn.

Bác sĩ cảnh báo: Đừng để trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn, dễ bị ung thư, vô sinh - Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM phẫu thuật cho một bệnh nhi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) chiều 15-9 cho biết bé N.V.L. (13 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang) được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vì không thấy tinh hoàn trong bìu trái. Mẹ bé phát hiện ra điều này trong một lần tắm cho bé.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bé được chẩn đoán tinh hoàn ẩn bên trái và có chỉ định phẫu thuật đưa tinh hoàn về đúng vị trí.

Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, tinh hoàn ẩn là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống được bìu sau khi sinh.

Thông thường tinh hoàn di chuyển từ ổ bụng xuống bìu trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên ở một số trẻ, quá trình này bị gián đoạn, dẫn đến tinh hoàn nằm ở vị trí bất thường như ống bẹn hoặc ổ bụng.

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra bìu để xác định xem có tinh hoàn hay không. Nếu không sờ thấy tinh hoàn, bác sĩ có thể khám thêm vùng bẹn để tìm kiếm. Trong một số trường hợp, siêu âm có thể được sử dụng để xác định vị trí của tinh hoàn ẩn.

Theo các bác sĩ, tinh hoàn ẩn là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ em. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng như vô sinh, ung thư tinh hoàn và xoắn tinh hoàn.

Nếu nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn ẩn hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn.

Các cách điều trị tinh hoàn ẩn

TS Phạm Ngọc Thạch cho biết trong một số trường hợp, tinh hoàn có thể tự xuống bìu trong vài tháng đầu sau sinh, nhất là 6 tháng đầu. Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của trẻ và đánh giá lại sau 6 tháng, tối đa 1 năm.

Các bác sĩ có thể điều trị nội tiết cho trẻ. Cụ thể, sử dụng hormone HCG để kích thích tinh hoàn xuống bìu. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Ngoài ra, phẫu thuật hạ tinh hoàn là phương pháp điều trị chính cho tinh hoàn ẩn. Phẫu thuật này thường được thực hiện khi trẻ được 6-12 tháng tuổi. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa tinh hoàn xuống bìu và cố định nó vào vị trí thích hợp.

Nội soi ổ bụng được chỉ định trong trường hợp thăm khám không tìm thấy tinh hoàn. Nội soi ổ bụng có thể xác định vị trí chính xác của tinh hoàn trong ổ bụng và đem tinh hoàn xuống bìu.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bac-si-canh-bao-dung-de-tre-mac-benh-tinh-hoan-an-de-bi-ung-thu-vo-sinh-20240915180359576.htm

  • Từ khóa

Tế bào gốc không có khả năng chữa bách bệnh

Nhiều người Việt Nam được tư vấn ra nước ngoài sử dụng liệu pháp tế bào, tế bào gốc với chi phí rất lớn, trong đó có những tình huống thực chất là tham...
14:40 - 20/09/2024
398 lượt xem

7 cách giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột

Nếu không gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể nghĩ rằng không cần phải làm gì để chăm sóc đường ruột. Tuy nhiên, các vi khuẩn đường ruột sẽ ảnh hưởng đến...
12:20 - 20/09/2024
456 lượt xem

Thí điểm tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Bộ Y tế vừa hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh triển khai thí điểm tích hợp sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) trên VNeID. Theo đó, dữ liệu sổ SKĐT VNelD được...
10:10 - 20/09/2024
533 lượt xem

Thu hồi lô thuốc trị đau đầu không đạt chất lượng

Mẫu thuốc do Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM lấy tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú có kết quả xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu độ hòa...
10:35 - 20/09/2024
510 lượt xem

Làm gì nếu sốt kéo dài hơn 24 giờ không khỏi?

Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất...
08:03 - 20/09/2024
559 lượt xem