190
/
159729
Số người Việt không biết bị nhiễm nấm phổi chiếm đến 90%
so-nguoi-viet-khong-biet-bi-nhiem-nam-phoi-chiem-den-90
news

Số người Việt không biết bị nhiễm nấm phổi chiếm đến 90%

Thứ 6, 02/02/2024 | 07:59:00
2,152 lượt xem

Nấm phổi được ví như 'kẻ giết người giấu mặt', với tỉ lệ gây tử vong cao (khoảng 50-70%) nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện Việt Nam có đến 90% số người nhiễm nấm phổi chưa được phát hiện và điều trị.

Bác sĩ Bệnh viện Phổi trung ương thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Bác sĩ Bệnh viện Phổi trung ương thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Đây là chia sẻ của bác sĩ Đinh Văn Lượng - giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, trong hội thảo khoa học "Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi" chiều 1-2 tại Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với khoảng 1.000 chuyên gia, y bác sĩ trong và ngoài nước tham gia nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức của nhân viên y tế cũng như cộng đồng về bệnh nấm phổi.

Nấm phổi từ bụi bẩn, công trình xây dựng

Theo bác sĩ Lượng, nấm phổi là một bệnh lý nhiễm trùng do nấm xâm nhập vào phổi. Nấm phổi do các loại nấm khác nhau gây ra như nấm Aspergillus, Cryptococcus neoformans, và Histoplasma capsulatum. Bệnh nấm phổi thường gặp nhất là do nấm Aspergillus.

Tại Việt Nam, có khoảng 50% bệnh nhân đã từng mắc lao, đến khám lại tại các cơ sở chuyên khoa hô hấp mắc nấm Aspergillus phổi mãn tính. Việt Nam cũng là nước có gánh nặng nấm Aspergillus phổi mãn tính đứng thứ 5 trên thế giới với trên 55.000 ca.

"Các loại nấm phổi có thể tồn tại ở nhiều nơi trong môi trường như đất, nước, không khí, trên các vật dụng... và có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thường gây bệnh cho những người có hệ miễn dịch yếu.

Trong đó, hít phải bào tử nấm là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nấm phổi. Bào tử nấm có kích thước rất nhỏ, có thể bay lơ lửng trong không khí và dễ dàng được hít vào cơ thể.

Một số loại nấm thường gây bệnh nấm phổi qua đường hô hấp như Aspergillus (thường gặp trong đất, bụi bẩn và các công trình xây dựng); Cryptococcus neoformans (thường gặp trong phân chim bồ câu); Histoplasma capsulatum (thường gặp trong đất, phân chim dơi).

Với những người có hệ miễn dịch suy yếu như ung thư, đái tháo đường, người sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài, người sau ghép tạng, đã mắc bệnh về phổi từ trước có nguy cơ cao mắc bệnh nấm phổi hơn so với người bình thường", bác sĩ Lượng thông tin.

Phòng nấm phổi thế nào?

Bác sĩ Lượng cũng nhận định sau đại dịch COVID-19, ti lệ bệnh nhân mắc nấm phổi phải nhập viện gia tăng đáng kể.

Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bệnh viện Phổi trung ương) cũng cho hay hầu hết bệnh nhân thường đến khám vì ho ra máu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đau ngực, ho khạc đờm kéo dài kèm khó thở như hen.

Người mắc nấm phổi nếu không được điều trị, phần phổi bị phá hủy sẽ ngày một lớn, dẫn đến mất chức năng phổi. Người bệnh thường có biểu hiện là ho ra máu, khó thở và suy mòn… dần dần người bệnh sẽ tử vong.

"Bệnh nấm Aspergillus có thể điều trị được bằng các thuốc kháng nấm, khoảng 50% số trường hợp không được điều trị có thể tử vong sau 5 năm.

Những trường hợp được phát hiện và điều trị sớm có thể điều trị khỏi bằng các thuốc kháng nấm. Một phần lớn các trường hợp chẩn đoán và điều trị muộn cần phải phẫu thuật, nút mạch cầm máu song song với việc điều trị thuốc nấm kéo dài. Những trường hợp này, nguy cơ tử vong cao trước và sau phẫu thuật.

Những trường hợp muộn khác có thể biểu hiện bằng tình trạng suy mòn, khó thở nhập viện thường xuyên vì các tình trạng nhiễm khuẩn phổi.

Vì vậy, việc chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm nấm phổi là vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống khỏe mạnh", bác sĩ Ngọc cho hay.

Để phòng bệnh nấm phổi, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với môi trường nấm mốc, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tăng cường sức đề kháng, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, chú ý khám bệnh định kỳ nếu có bệnh lý phổi nền. 

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/so-nguoi-viet-khong-biet-bi-nhiem-nam-phoi-chiem-den-90-20240201174255316.htm

  • Từ khóa

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
168 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
575 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
592 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
618 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
710 lượt xem