190
/
159593
Em bé đầu tiên trên thế giới sống khỏe nhờ ghép một phần trái tim
em-be-dau-tien-tren-the-gioi-song-khoe-nho-ghep-mot-phan-trai-tim
news

Em bé đầu tiên trên thế giới sống khỏe nhờ ghép một phần trái tim

Thứ 3, 30/01/2024 | 12:25:00
2,020 lượt xem

Báo cáo khoa học vừa đăng trên tạp chí JAMA đã xác nhận sự thành công của ca ghép một phần trái tim làm nên lịch sử.

Theo Science Alert, bệnh nhi tên Owen Monroe đã được ghép chỉ một phần trái tim - bao gồm van tim và các mạch máu - từ một trẻ sơ sinh hiến tặng khác khi chỉ mới 18 ngày tuổi.

Ca phẫu thuật làm nên lịch sử được thực hiện vào năm 2022 nhưng các bác sĩ phải chờ xem cơ thể cậu bé thích ứng với phần hiến tặng này như thế nào mới có thể kết luận phẫu thuật có thành công hay không.

Nghiên cứu vừa được công bố trên JAMA đã xác nhận sự thành công hơn cả mong đợi.

Em bé đầu tiên trên thế giới sống khỏe nhờ ghép một phần trái tim- Ảnh 1.

Bé Owen ngay trước khi bước vào ca phẫu thuật ghép một phần trái tim "lịch sử" - Ảnh: DUKE HEALTH

Sau hơn một năm kể từ ngày được cấy ghép, trái tim của Owen - vốn chỉ to bằng một quả dâu tây khi được phẫu thuật - đã tăng kích thước. Các mô được hiến tặng cũng phát triển theo một cách đồng đều.

Các bác sĩ khẳng định chức năng tim của Owen hiện rất tốt. Kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng cho thấy cậu bé đang đạt được các mốc phát triển của một đứa trẻ 1 tuổi bình thường.

Owen là em bé đầu tiên được ghép một phần trái tim. Trước khi thực hiện trên con người, bác sĩ phẫu thuật chính Joseph Turkek (Đại học Duke) và các cộng sự đã thử nghiệm thành công trên 5 chú heo con.

Theo BS Turek, thành công trên cơ thể bé Owen sẽ mở đường cho những ca phẫu thuật khác để cứu những đứa trẻ khác.

Thủ thuật này cũng giúp hạn chế được những rủi ro khi ghép cả trái tim, đối với những trẻ chỉ bị hư hỏng một phần của tim

Các em bé sơ sinh phải ghép tim hoàn toàn thường khó sống qua tuổi 20, bởi trái tim cấy ghép cho dù cũng phát triển nhưng dần gặp các rối loạn chức năng.

Vì chỉ ghép một phần trái tim nên bé Owen chỉ phải dùng một nửa liều thuốc chống thải ghép so với những trẻ ghép tim hoàn toàn.

Điều này rất có lợi vì thuốc chống thải ghép đồng thời ức chế hệ miễn dịch, sẽ khiến bệnh nhân dễ bị các mầm bệnh xâm nhập, từ virus, vi khuẩn đến ung thư.

Trước đó, cậu bé Owen đã được đưa vào danh sách ghép tim và được cho là khó sống sót sau 6 tháng nếu vẫn chưa tìm được người hiến tạng phù hợp. Từ khi chào đời, bé đã phải sống nhờ các máy móc hỗ trợ, bao gồm "tim phổi nhân tạo" ECMO.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/em-be-dau-tien-tren-the-gioi-song-khoe-nho-ghep-mot-phan-trai-tim-196240130100716082.htm

  • Từ khóa

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
187 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
595 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
611 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
631 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
730 lượt xem