190
/
158972
Nhiễm cúm A nguy hiểm như thế nào?
nhiem-cum-a-nguy-hiem-nhu-the-nao
news

Nhiễm cúm A nguy hiểm như thế nào?

Thứ 3, 16/01/2024 | 08:19:00
2,110 lượt xem

Các triệu chứng phổ biến của cúm A có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, nhưng các trường hợp nghiêm trọng của cúm A có thể đe dọa đến tính mạng.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết, cúm là một bệnh nhiễm siêu vi tấn công hệ hô hấp và mang tính lây nhiễm. Virus cúm lây nhiễm ở người có thể được phân thành ba nhóm chính A, B và C.

Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.

Nhiễm cúm A nguy hiểm như thế nào? - 1

Thời gian gần đây số ca mắc cúm A có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa: M.Q).

Biểu hiện cúm A

Không giống như cảm lạnh thông thường, cúm thường xảy ra khi xuất hiện các triệu chứng đột ngột. Các dấu hiệu phổ biến của nhiễm cúm bao gồm:

- Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể.

- Ho.

- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi.

- Đau họng.

- Đau đầu.

Theo PGS Đào, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, người bệnh phải đi khám bác sĩ. Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như người từ 65 tuổi trở lên hoặc có hệ thống miễn dịch yếu, nên đi khám bác sĩ để điều trị ngay lập tức. Trong những trường hợp hiếm gặp, cúm có thể gây tử vong.

Điều trị cúm A như thế nào?

Trong một số trường hợp, có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Các trường hợp khác sử dụng đơn thuốc chống virus phổ biến bao gồm acyclovir, oseltamivir (tamiflu). Những loại thuốc này, được gọi là chất ức chế neuraminidase, làm giảm khả năng virus cúm lây lan từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp mắc cúm A nào cũng cần uống thuốc kháng virus. Thuốc có thể có một số tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, nếu xuất hiện, người bệnh cần ngừng thuốc và báo với bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý vấn đề dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch.

Nhiễm cúm A nguy hiểm như thế nào? - 2

Cách phòng ngừa

- Tăng cường sức đề kháng.

- Vệ sinh cơ thể và nơi ở thường xuyên như rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi.

- Tránh đến những nơi đông người, đặc biệt là trong khi dịch cúm bùng phát.

- Hãy ở nhà nếu bạn bị sốt và ít nhất 24 giờ sau khi hết.

Cúm A có nguy hiểm không?

PGS Đào cho biết, cúm A chỉ nguy hiểm khi có biến chứng. Hầu hết những người bị cúm A sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng (như viêm phổi) do cúm, một số trong đó có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Một số nhiễm trùng sau cúm A:

- Viêm mũi xoang: Biểu hiện là sau cúm hết, người bệnh tự nhiên sốt trở lại kèm theo đau nhức vùng sọ mặt, ngạt tắc mũi, chảy nước mũi trong rồi chuyển màu vàng xanh.

- Viêm tai giữa: Đau tai, giai đoạn vỡ mủ sẽ nhanh và lâu liền hơn bệnh cảnh viêm tai thông thường.

- Viêm khí - phế quản - phổi: Sau sốt của cúm A, bệnh nhân sẽ sốt cao trở lại kèm theo đau tức ngực, ho đờm vàng xanh, có thể có khó thở, thở rít…

- Viêm tim (viêm cơ tim), não (viêm não) hoặc các mô cơ (viêm cơ, tiêu cơ vân) và suy đa cơ quan (ví dụ như suy hô hấp và suy thận): Tình trạng bệnh nhân nặng nề kèm theo da xanh tái và rất mệt. Những trường hợp này phải theo dõi tại các bệnh viện.

- Nhiễm trùng huyết: Biểu hiện là sốt cao kèm theo rét run từng đợt. Người bệnh mệt nhiều, giãn mạch, cấy máu trong cơn rét run có thể thấy được vi khuẩn gây bệnh.

- Tình trạng nặng lên của các bệnh mạn tính sẵn có: Ví dụ, hen phế quản, tâm phế mạn sẽ diễn biến thành đợt cấp.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm và có biến chứng nặng nề

Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh cúm (ngay cả những người khỏe mạnh). Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng một số người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm nếu họ bị bệnh.

Các đối tượng nguy cơ cao gồm:

- Những người từ 65 tuổi trở lên.

- Những người mắc một số bệnh mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim…).

- Phụ nữ mang thai.

- Trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng đặc biệt là dưới 2 tuổi.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhiem-cum-a-nguy-hiem-nhu-the-nao-20240115093935431.htm

  • Từ khóa

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
485 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
509 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
927 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
924 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
1,026 lượt xem