190
/
164310
Khuyến cáo của WHO về sử dụng vắc xin sốt xuất huyết
khuyen-cao-cua-who-ve-su-dung-vac-xin-sot-xuat-huyet
news

Khuyến cáo của WHO về sử dụng vắc xin sốt xuất huyết

Thứ 3, 21/05/2024 | 07:41:00
2,205 lượt xem

WHO cho biết vắc xin không ngăn ngừa được tất cả các trường hợp sốt xuất huyết. Tiêm vắc xin sốt xuất huyết nên được xem như một phần của chiến lược tổng hợp để kiểm soát căn bệnh này.

TAK-003 là vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) mới đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sơ tuyển vào ngày 10.5.2024. TAK-003 được phát triển bởi Takeda, là vắc xin phòng bệnh SXH thứ hai được WHO sơ tuyển. Đây là loại vắc xin sống giảm độc lực chứa các phiên bản yếu của 4 loại huyết thanh vi rút gây bệnh SXH.

Điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM

Điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM Nhật Thịnh

WHO khuyến cáo sử dụng TAK-003 cho trẻ em từ 6 - 16 tuổi ở những nơi có gánh nặng và cường độ lây truyền SXH cao. Vắc xin nên được tiêm theo lịch 2 liều với khoảng cách giữa các liều 3 tháng, không nên giảm khoảng cách giữa các liều. Nếu liều thứ hai bị trì hoãn vì bất kỳ lý do gì, không cần thiết phải bắt đầu lại loạt liều này và liều thứ hai nên được tiêm ngay khi có cơ hội đầu tiên.

Việc sơ tuyển TAK-003 là một bước quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu với vắc xin SXH. Đến nay chỉ có 2 loại vắc xin SXH được WHO sơ tuyển, bao gồm vắc xin CYD-TDV chống SXH do Sanofi Pasteur phát triển.

WHO cho biết vắc xin không ngăn ngừa được tất cả các trường hợp SXH. Tiêm vắc xin phòng bệnh sốt SXH nên được xem như một phần của chiến lược tổng hợp để kiểm soát căn bệnh này, bao gồm kiểm soát véc tơ, quản lý ca bệnh thích hợp, giáo dục cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng. Trong đó, kiểm soát véc tơ (muỗi) truyền bệnh vẫn là một thành phần quan trọng của chương trình phòng chống SXH. Hơn nữa, véc tơ muỗi truyền bệnh SXH còn truyền các loại vi rút quan trọng khác, bao gồm sốt vàng da, vi rút chikungunya và vi rút zika.

SXH là bệnh do véc tơ truyền qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh. SXH nặng là một biến chứng có thể gây tử vong. Ước tính có hơn 100 - 400 triệu ca SXH trên toàn thế giới mỗi năm và 3,8 tỉ người sống ở các quốc gia lưu hành SXH, hầu hết ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Tại VN, SXH lưu hành rộng rãi và có cả 4 type vi rút D1, D2, D3 và D4 gây bệnh. Năm 2023, type D2 chiếm gần 89%; các tháng đầu năm nay D2 chiếm 70%. Các tỉnh thành ghi nhận hơn 14.500 ca SXH trong 3 tháng đầu năm nay.

Ai không tiêm vắc xin TAK-003 ?

WHO hiện không khuyến nghị sử dụng TAK-003 cho trẻ em dưới 6 tuổi vì hiệu quả của vắc xin ở nhóm tuổi này thấp hơn.

Đặc biệt, WHO lưu ý không nên tiêm vắc xin TAK-003 cho người đang mang thai; người đang cho con bú; người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, bao gồm cả những người đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch như hóa trị hoặc dùng corticosteroid toàn thân liều cao (ví dụ 20 mg/ngày hoặc 2 mg/kg thể trọng/ngày prednisone trong 2 tuần trở lên) trong vòng 4 tuần trước tiêm chủng; người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc nhiễm HIV không triệu chứng có liên quan đến bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/khuyen-cao-cua-who-ve-su-dung-vac-xin-sot-xuat-huyet-18524052019553565.htm

  • Từ khóa

Lời khuyên bất ngờ của bác sĩ về việc dọn giường buổi sáng

Từ lâu, dọn giường mỗi sáng sau khi thức dậy là một thói quen tốt đã được rèn luyện trong chúng ta. Tuy nhiên, giờ đây, các chuyên gia cảnh báo rằng để...
16:28 - 26/07/2024
349 lượt xem

Bác sĩ chỉ rõ triệu chứng viêm ruột thừa cần đi khám gấp

Viêm ruột thừa là bệnh lý không còn xa lạ nhưng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, cần nắm rõ...
14:59 - 26/07/2024
387 lượt xem

Cảnh báo ngộ độc methanol

1 người tử vong và 4 người đang được cấp cứu điều trị do ngộ độc methanol sau khi uống phải rượu không rõ nguồn gốc.
09:25 - 26/07/2024
520 lượt xem

Người bệnh suy thận ăn đạm thế nào cho đúng?

Suy thận mạn là một bệnh lý không lây, diễn tiến từ từ và hầu như không hồi phục.
06:48 - 26/07/2024
597 lượt xem

Tiết lộ số bước đi bộ đủ bù đắp việc ngồi lì 10 giờ/ngày

Nghiên cứu từ Đại học Sydney (Úc) đã xem xét số bước đi bộ cụ thể tương ứng với từng mức lợi ích mà bạn có thể nhận được.
16:34 - 25/07/2024
948 lượt xem