190
/
135339
Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng - dưới 5 tuổi có khả thi?
tiem-vac-xin-covid-19-cho-tre-tu-6-thang-duoi-5-tuoi-co-kha-thi
news

Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng - dưới 5 tuổi có khả thi?

Thứ 6, 30/09/2022 | 10:25:00
2,085 lượt xem

Trong khi tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở nhiều địa phương còn thấp, mới đây, Bộ Y tế lại có kế hoạch chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi.

Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng - dưới 5 tuổi có khả thi? - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin cho trẻ em tại Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Liệu kế hoạch này có số lượng phụ huynh đồng thuận như mong đợi?

Tính đến sáng 29-9, các địa phương chỉ còn một ngày để rà soát, thống kê số trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi để chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 khi đủ điều kiện và cơ sở khoa học theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Phụ huynh e ngại, thấy không cần thiết

Nhiều phụ huynh ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội khi nghe thông tin về việc rà soát tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi không khỏi e ngại với nhiều thắc mắc, băn khoăn đặt ra.

Có hai con nhỏ 13 tháng tuổi và 8 tuổi, chị D.P.A. (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ gia đình không có ý định tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho hai con nếu sắp tới Bộ Y tế triển khai tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi. "Bởi vì tôi thấy điều này không cần thiết", chị A. thắc mắc.

Tương tự, gia đình chị T.A.T. (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) cho rằng trẻ nhỏ vài tháng tuổi cũng chỉ ở nhà với người lớn, khi người lớn an toàn thì trẻ cũng an toàn nên không nhất thiết phải tiêm thêm vắc xin phòng COVID-19.

"Trẻ quá nhỏ thì không biết có gặp nhiều tác dụng phụ sau tiêm không? Tác dụng phụ ở trẻ nhỏ có nặng hơn trẻ lớn? Tôi thấy rất ít thông tin về tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở độ tuổi này nên có lẽ không đồng ý cho con tiêm", chị T. băn khoăn.

Chị T.H. (Hà Nội) cho rằng hiện nay thông tin về loại vắc xin sẽ tiêm cho độ tuổi này còn chưa rõ ràng, nhiều quốc gia cũng chưa tổ chức tiêm cho đối tượng này.

"Bé nhà tôi được 17 tháng, bình thường con tiêm các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã có những phản ứng như sưng đau chỗ tiêm, sốt, kém ăn... Bản thân tôi khi tiêm vắc xin COVID-19 cũng sốt cao, mệt mỏi. Tôi khá lo lắng nếu tiêm vắc xin COVID-19 cho con. Nếu tổ chức tiêm cho trẻ ở độ tuổi này, tôi sẽ chưa cho con tiêm vội", chị H. thẳng thắn chia sẻ.

Tương tự, anh B.V.T. (Hà Nội) cũng không đồng ý tiêm phòng COVID-19 cho con. "Khi bé 6 tháng đã mắc COVID-19, triệu chứng chủ yếu là sốt và đi ngoài. Sau hai ngày trẻ gần như hồi phục, triệu chứng khá nhẹ nhàng. Hơn nữa hiện dịch cũng đã ổn định, bởi vậy tôi nghĩ việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho con cũng không quá cần thiết", anh T. nói.

Nên khảo sát ý kiến phụ huynh, tránh lãng phí

PGS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM - cho rằng việc chuẩn bị kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi là tốt, mặc dù có thể tốn công sức. 

Để kế hoạch khả thi, đạt như mong muốn thì nên ghi nhận, khảo sát ý kiến của phụ huynh là có muốn tiêm cho con cháu của mình hay không.

Các bậc cha mẹ cũng đánh giá việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em là có lợi trong phòng bệnh cho cá nhân từng trẻ, nhưng nếu trẻ không tiêm cũng không ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh chung của xã hội vì nhóm trẻ dưới 2 tuổi phần lớn ở nhà, ít tiếp xúc, nguy cơ không nhiều, nhóm lớn hơn đi học mầm non và biểu hiện khi mắc của nhóm này thời gian qua không nặng nề.

Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng - dưới 5 tuổi có khả thi? - Ảnh 2.

Nhân viên y tế tư vấn trước tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh lớp 6 ở Quảng Ninh - Ảnh: L.ANH

Có sao không khi trẻ còn tiêm nhiều loại vắc xin khác?

Trước lo ngại của nhiều phụ huynh về việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ ở độ tuổi quá nhỏ, đặc biệt đây là lứa tuổi phải tiêm nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - khoa sức khỏe trẻ em (Bệnh viện Nhi đồng TP) - cho rằng loại vắc xin COVID-19 được chọn tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi đã được nhà sản xuất nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, an toàn thì Bộ Y tế mới lựa chọn tiêm.

"Đúng là ở lứa tuổi này thì còn tiêm nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác. Nếu dịch COVID-19 tăng, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm thì phụ huynh cũng nên đưa trẻ đi tiêm. Còn ở thời điểm dịch COVID-19 hiện nay thì theo tôi không cần triển khai gấp", bác sĩ Thạch chia sẻ.

Ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho rằng thực tế có những loại vắc xin đã tiêm ngay sau khi trẻ chào đời như viêm gan B và nhiều loại vắc xin khác được tiêm khi trẻ mới chỉ 2, 3 và 4 tháng tuổi như vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não...

"Nhiều cha mẹ cho rằng con mình đã mắc bệnh, có miễn dịch rồi có cần tiêm vắc xin COVID-19 nữa hay không? Chúng ta đã thấy rõ nhiều người mắc COVID-19 vẫn tái nhiễm nhiều lần. Vì miễn dịch của COVID-19 không bền vững, thường suy giảm sau 4-6 tháng. Ai cũng có thể tái nhiễm nếu không bổ sung kháng thể bằng cách chủ động tiêm phòng vắc xin COVID-19", ông Phu thông tin.

Theo Xuân Mai-Dương Liễu/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tiem-vac-xin-covid-19-cho-tre-tu-6-thang-duoi-5-tuoi-co-kha-thi-20220929225703772.htm 

  • Từ khóa

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
383 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
416 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
431 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
526 lượt xem

WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số...
08:17 - 26/04/2024
552 lượt xem