190
/
133353
Bệnh tiểu đường có di truyền không, phòng tránh ra sao?
benh-tieu-duong-co-di-truyen-khong-phong-tranh-ra-sao
news

Bệnh tiểu đường có di truyền không, phòng tránh ra sao?

Thứ 6, 26/08/2022 | 09:12:00
3,065 lượt xem

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Người có cha mẹ hoặc anh chị mắc bệnh tiểu đường, có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn.

Tiền sử gia đình ảnh hưởng thế nào đến bệnh tiểu đường?

Người có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, có 40% nguy cơ mắc bệnh này. Người có cả cha và mẹ mắc bệnh tiểu đường sẽ có 70% nguy cơ, theo Verywell Health.

Mặt khác, người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường, sẽ có nguy cơ cao gấp 3 lần.

Bệnh tiểu đường có di truyền không, phòng tránh ra sao?  - ảnh 1

Người có cha mẹ hoặc anh chị mắc bệnh tiểu đường, có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn SHUTTERSTOCK

Làm sao để ngăn ngừa nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường?

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, có nhiều nguy cơ bị tiền tiểu đường và phát triển thành tiểu đường.

Nhưng tin vui là ngay cả người có gien di truyền gây ra bệnh tiểu đường vẫn có những cách để giảm nguy cơ mắc bệnh này.

1. Giảm cân

Giảm cân và giảm mức cholesterol có thể lấn át di truyền và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân. Đặc biệt người thừa cân, giảm cân đặc biệt là giảm mỡ bụng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ cần giảm khoảng 5 - 10% trọng lượng - nghĩa là người 60 kg chỉ cần giảm 3 - 6 kg, cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, theo Verywell Health.

2. Kiểm tra định kỳ hằng năm ở mọi lứa tuổi

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đề xuất nên kiểm tra mức đường huyết hằng năm cùng với kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt người trên 45 tuổi.

Hãy báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh tiểu đường của gia đình. Bác sĩ có thể giúp thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường, và đảo ngược tiền tiểu đường nếu mắc phải.

Người cao huyết áp và bị mỡ máu cao hoặc gan nhiễm mỡ cũng có nguy cơ cao hơn, cần kiểm tra thường xuyên mức đường huyết.

Đồng thời cũng nên tự theo dõi mức đường huyết để biết sự biến động mức đường huyết của mình.

3. Thực hiện chế độ ăn ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nên tuân theo chế độ ăn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, như sau:

Nên ăn nhiều thực vật: Thêm nhiều trái cây, rau, quả vào chế độ ăn uống và cắt bỏ thực phẩm đóng gói sẵn.

Chọn carbs nhiều chất xơ: Bao gồm ngũ cốc tự rang xay, gạo lứt, bánh mì đen hoặc mì sợi đen, yến mạch.

Chọn chất béo tốt: Bao gồm dầu ô liu, dầu mè, dầu từ các loại hạt, dầu hạt cải, dầu hướng dương.

Chọn loại đạm tốt: Bao gồm thịt gia cầm, cá, sữa chua không đường tách béo, trứng, các loại đậu, các loại hạt.

Hạn chế tiêu thụ đường, cắt giảm muối: Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tránh chất béo “xấu”: Chất béo “xấu” bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa - có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường và làm tăng nguy cơ mắc bệnh, theo trang tin sức khỏe Boldsky.

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa gồm thịt đỏ, thịt chế biến (gồm thịt nguội, xúc xích, thịt hộp), mỡ động vật, da gà, các sản phẩm sữa nguyên béo.

Thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa gồm đồ chiên, bánh quy, bánh ngọt, bơ thực vật.

Bệnh tiểu đường có di truyền không, phòng tránh ra sao?  - ảnh 2

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đề xuất nên kiểm tra mức đường huyết hằng năm cùng với kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt người trên 45 tuổi SHUTTERSTOCK

4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên, bao gồm tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội và leo cầu thang, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tốt nhất nên tập 30 - 60 phút mỗi ngày.

5. Bỏ thuốc lá và rượu

Hút thuốc và uống rượu có thể gây rối loạn chức năng của các tế bào miễn dịch và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khoảng 50%.

Bỏ thuốc lá và rượu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ

6. Giảm căng thẳng

Căng thẳng là yếu tố nguy cơ thầm lặng của bệnh tiểu đường. Cách tốt nhất để kiểm soát căng thẳng là thực hành chánh niệm, yoga và thiền, theo Boldsky.

7. Nhận đủ vitamin D và ánh nắng mặt trời

Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì vậy đừng quên phơi nắng mỗi ngày! Thiếu vitamin D cũng dẫn đến thiếu hụt insulin và chậm giải phóng insulin.

Theo Thiên Lan/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/benh-tieu-duong-co-di-truyen-khong-phong-tranh-ra-sao-post1491080.html

  • Từ khóa

Bệnh nhân bảo hiểm y tế mắc bệnh nào có thể lên thẳng tuyến trên?

Tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã quy định một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp...
14:15 - 29/11/2024
74 lượt xem

Chàng trai 20 tuổi hiến tạng, hai bệnh viện thần tốc phối hợp cứu người

Nam thanh niên 20 tuổi không may gặp tai nạn giao thông, được chẩn đoán chết não, gia đình đã đồng ý hiến tạng cứu người. Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh...
11:18 - 29/11/2024
138 lượt xem

5 thói quen hằng ngày làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng

Ung thư miệng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, chẳng hạn như môi, nướu, lưỡi hay vòm miệng. Một số thói quen hằng ngày sẽ làm...
08:20 - 29/11/2024
214 lượt xem

Vụ gần 300 ca ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Bộ Y tế chỉ đạo truy xuất tận gốc

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu tổ chức điều tra, xác định rõ nguyên nhân và truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ.
15:59 - 28/11/2024
625 lượt xem

Vì sao một số người ăn nhiều nhưng vẫn gầy?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của một người như đặc điểm tạng người dễ tích mỡ hay khó tích mỡ, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản, một số bệnh lý di...
14:31 - 28/11/2024
636 lượt xem