190
/
171982
Vì sao người tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân?
vi-sao-nguoi-tieu-duong-lai-de-bi-loet-ban-chan
news

Vì sao người tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân?

Thứ 4, 06/11/2024 | 11:30:00
76 lượt xem

Tiểu đường là căn bệnh phức tạp, có khả năng làm phát sinh hàng loạt biến chứng do lượng đường trong máu cao và không được kiểm soát. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là loét bàn chân do tiểu đường.

Loét bàn chân do tiểu đường là các vết loét hoặc vết thương hở xuất hiện ở bàn chân. Nguyên nhân chủ yếu là vì tổn thương dây thần kinh hoặc lưu thông máu kém do bệnh tiểu đường gây ra, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Vì sao người tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân?- Ảnh 1.

Lưu thông máu kém và tổn thương thần kinh là những nguyên nhân thường gặp gây loét bàn chân ở người tiểu đường ẢNH: PEXELS

Bệnh thường bắt đầu khi mô da ở bàn chân bị rách, làm lộ mô ở các lớp dưới da. Tình trạng này thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực trên bàn chân, chẳng hạn như ngón chân cái hay gót chân. Các triệu chứng của loét bàn chân do tiểu đường gồm sưng, xuất hiện bóng nước, chảy dịch, thậm chí chuyển sang màu đen do hoại tử.

Không phải bất kỳ ai có tiểu đường cũng bị loét bàn chân do tiểu đường. Ngoài tiểu đường, những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành vết loét là mang giày dép không vừa, vệ sinh chân kém, có vấn đề về móng, béo phì và hút thuốc.

Cụ thể, mang dép quá rộng hay quá chật sẽ làm tăng áp lực và ma sát lên da bàn chân, khiến da chân dễ bị rách và hình thành vết loét. Không rửa chân thường xuyên, rửa xong không lau khô đúng cách sẽ khiến da dễ bị tổn thương dẫn đến rách da.

Thêm nữa, việc cắt móng chân không đúng cách sẽ khiến da chân chịu tổn thương. Các tổn thương này dù rất nhỏ nhưng vẫn có thể phát triển thành vết loét.

Cuối cùng, hút thuốc và béo phì đều là những yếu tố ảnh hưởng đến lưu thông máu. Máu sẽ chảy ít hơn đến chân, làm chậm quá trình chữa lành vết rách ở chân và làm tăng nguy cơ loét.

Để ngăn ngừa và điều trị loét bàn chân, điều đầu tiên bệnh nhân tiểu đường cần làm là kiểm soát đường huyết bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ nếu cần thiết. Ngoài ra, họ cần chọn loại giày, dép phù hợp, thậm chí sử dụng miếng lót để giảm ma sát cho bàn chân.

Người bệnh cũng không nên đứng lâu hay đi nhiều. Những áp lực này lên bàn chân có thể dễ gây loét hoặc khiến vết loét khó lành. Với những vết loét đã nhiễm trùng, người bệnh cần đến bệnh viện để loại bỏ mô chết, băng bó và được kê kháng sinh, theo Medical News Today (Anh).

Theo Ngọc Quý/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/vi-sao-nguoi-tieu-duong-lai-de-bi-loet-ban-chan-185241102123707458.htm 

  • Từ khóa

Vụ 20 trẻ mầm non vào viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột: Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể

Chiều 5-11, UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo đột xuất cung cấp thông tin về vụ việc trẻ nhập viện nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt...
07:59 - 06/11/2024
177 lượt xem

Người lớn, trẻ em đều dễ mắc RSV, làm gì với căn bệnh này?

Bệnh do vi rút hợp bào hô hấp (RSV) thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên những dữ liệu cho thấy người lớn tuổi cũng rất dễ mắc bệnh này.
07:49 - 06/11/2024
186 lượt xem

Thực phẩm bổ sung i ốt có gây bướu cổ, ung thư tuyến giáp?

Trước thông tin dùng thực phẩm bổ sung i ốt làm gia tăng bệnh về tuyến giáp do thừa vi chất này, Bộ Y tế đã giải thích về tình trạng bệnh tật liên quan sử...
16:30 - 05/11/2024
545 lượt xem

Nhịn ăn gián đoạn giúp giảm cân, nhưng cần lưu ý gì?

Chỉ ăn trong một số giờ nhất định trong ngày có thể giúp mọi người giảm cân và kiểm soát đường huyết, theo một nghiên cứu mới.
15:45 - 05/11/2024
533 lượt xem

Chữa ngủ ngáy chỉ với một liệu trình, thực hư ra sao?

Chỉ với một liệu trình, không cần phẫu thuật nhưng đảm bảo chữa dứt điểm ngủ ngáy là lời giới thiệu ầm ĩ của một số phòng khám. Thực sự có phương pháp nào...
10:40 - 05/11/2024
664 lượt xem