11
/
67177
Vì sao đang thiếu hơn 75.000 chỉ tiêu mà hàng nghìn giáo viên vẫn bị “đẩy ra đường”?
vi-sao-dang-thieu-hon-75-000-chi-tieu-ma-hang-nghin-giao-vien-van-bi-day-ra-duong
news

Vì sao đang thiếu hơn 75.000 chỉ tiêu mà hàng nghìn giáo viên vẫn bị “đẩy ra đường”?

Thứ 7, 10/11/2018 | 14:09:24
735 lượt xem

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính trên cả nước hiện còn thiếu 75.989 giáo viên ở các cấp học. Tuy nhiên, thời gian qua, hàng nghìn giáo viên đã phải ngậm ngùi rời bục giảng vì nằm trong diện dôi dư. Câu chuyện thừa-thiếu giáo viên đang làm đau đầu cơ quan quản lý.

Nhiều giáo viên ở Đắk Lắk được ký hợp đồng sai quy định nhưng trách nhiệm của người đứng đầu chưa được làm rõ. Ảnh: Hữu Long.

Nhiều giáo viên ở Đắk Lắk được ký hợp đồng sai quy định nhưng trách nhiệm của người đứng đầu chưa được làm rõ. Ảnh: Hữu Long.

Nghịch lý thiếu giáo viên nhưng không được tuyển

Tại báo cáo về tình hình thừa – thiếu giáo viên trên cả nước được Bộ GDĐT công bố mới đây, bộ thừa nhận có tình trạng một số nơi đã ký hợp đồng giáo viên ngoài chỉ tiêu biên chế được giao, không đúng với quy định hiện hành như: Krông Pắk (Đắk Lắk), Cà Mau, Thanh Oai (Hà Nội), Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị… khiến hàng nghìn giáo viên đã hoặc đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng. 

Mới đây nhất, khoảng 500 giáo viên ở Đắk Lắk đã không được tiếp tục công việc mình gắn bó hàng chục năm nay, vì họ trong diện dôi dư, do 2 đời chủ tịch huyện đã ký tuyển dụng thừa. Trong không khí cả nước hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11), thì thầy cô nơi đây phải òa khóc, lo lắng cho tương lai của mình và gia đình khi không còn việc làm.

Trong khi đó, tính đến thời điểm 15.8.2018, so với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là 75.989 người ở các cấp học.

Vì sao lại có nghịch lý thừa – thiếu giáo viên này? Bộ GDĐT lý giải, vì trước năm 2015, thực hiện Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003, các địa phương chủ động phê duyệt biên chế. Do công tác quy hoạch, dự báo của các địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả, nên nhiều địa phương tuyển dụng không đúng số lượng, cơ cấu đội ngũ dẫn đến việc thừa thiếu cục bộ.

Ví dụ, thiếu giáo viên ở bộ môn này, cấp học này, nhưng các địa phương lại tuyển dụng giáo viên bộ môn khác, cấp học khác. Việc này xảy ra một thời gian dài dẫn đến tình trạng thừa-thiếu giáo viên ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo Bộ GDĐT, dân số cơ học tăng nhanh tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp cũng dẫn tới tăng trường lớp, tăng số lượng giáo viên.

 Số lượng giáo viên hiện tại và còn thiếu ở các cấp học tính đến tháng 8.2018. Biểu đồ: Đ.C

Nguyên nhân quan trọng là việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo hiện nay còn nhiều bất cập. Vì hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn là sở GDĐT, Phòng GDĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học. Một số nơi đã vi phạm quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên, gây nhiều bức xúc trong đội ngũ giáo viên và dư luận xã hội.

Mình Bộ GDĐT vào cuộc chưa đủ

Để khắc phục kịp thời tình trạng thiếu giáo viên ở các địa phương trong năm học 2018-2019, Bộ GDĐT đề xuất sẽ xây dựng phần mềm thống kê số lượng, cơ cấu giáo viên theo cấp học, môn học của từng cơ sở giáo dục; thống kê trình độ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để nắm bắt thông tin nghiên cứu, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phù hợp.

Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tình trạng này, Bộ GDĐT cho rằng mình bộ vào cuộc chưa đủ, mà cần sự phối hợp của các bộ ban, ngành, địa phương.

Bộ GDĐT kiến nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ hướng dẫn các địa phương ký hợp đồng làm việc có thời hạn theo tinh thần Nghị quyết số 19- NQ/TW đối với những nơi tăng trưởng “nóng” dẫn đến thiếu giáo viên mà địa phương không thể điều tiết, để tăng cường giáo viên cho những nơi thiếu.

Cùng với đó, kiến nghị với chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm các hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ GDĐT về việc rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên và có các giải pháp kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.

Theo Đặng Chung/Lao động

  • Từ khóa

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
530 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
1,153 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,520 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
1,551 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
1,651 lượt xem