4
/
163346
Dân bớt gửi tiền, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất cạnh tranh với vàng, chứng khoán...
dan-bot-gui-tien-ngan-hang-ruc-rich-tang-lai-suat-canh-tranh-voi-vang-chung-khoan
news

Dân bớt gửi tiền, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất cạnh tranh với vàng, chứng khoán...

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:30:00
2,235 lượt xem

Yếu tố tác động mạnh lên lãi suất là giá các tài sản khác. Trong khi quý 1-2024, giá vàng, chứng khoán và bất động sản đều chứng kiến đà tăng mạnh, theo chuyên gia Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng.

Người dân đã bớt để tiền gửi trong ngân hàng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng (Học viện Ngân hàng) vừa công bố báo cáo ngành ngân hàng quý 1-2024.

Báo cáo cho biết dù phải chịu áp lực lớn từ tỉ giá, lãi suất điều hành vẫn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ nguyên từ tháng 6-2023 đến nay. Nhưng trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm tăng mạnh trở lại từ tháng 2-2024 đến nay.

Nhiều thời điểm trong tháng 4, lãi suất qua đêm vọt áp trần, ở mức 4,92%.

Giá các tài sản khác tác động lên lãi suất

Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online, bà Trương Hoàng Diệp Hương - chuyên gia Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng - cho biết để giảm bớt áp lực lên tỉ giá, NHNN phát hành tín phiếu trở lại.

Tính đến ngày 5-4-2024, tổng lượng phát hành tín phiếu đạt khoảng 173.000 tỉ đồng, ở mức lãi suất bình quân 1,3 - 2,7%. Mục tiêu của việc phát hành này nhằm rút bớt thanh khoản ngắn hạn tại thị trường 2, đẩy lãi suất liên ngân hàng tiến sát hơn lãi suất USD, giảm nguy cơ đầu cơ tỉ giá.

Việc tăng lãi suất liên ngân hàng kết hợp với việc một số ngân hàng thương mại đảo chiều tăng lãi suất phản ánh dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản.

Theo ghi nhận, lãi suất tại một số ngân hàng thương mại như MSB, VPBank, KienlongBank vừa qua đã tăng trở lại trong đầu tháng 4 với mức tăng từ 0,2 - 0,5%/năm.

"Sự đảo chiều tăng trưởng tín dụng và khó khăn hơn trong huy động khiến ngân hàng thương mại có xu hướng tăng lãi suất", bà Hương nói.

Trong thông báo mới đây từ NHNN, đến cuối tháng 1-2024, tiền gửi của dân cư đạt 6,498 triệu tỉ đồng, giảm 0,53%. Còn tiền gửi các tổ chức đạt 6,676 triệu tỉ đồng, giảm tới 2,41% so với cuối năm 2023.

"Yếu tố tác động mạnh lên lãi suất là giá các tài sản khác", bà Hương nhận định. Trong quý 1-2024, giá vàng, chứng khoán và bất động sản đều chứng kiến đà tăng mạnh.

Điều này, theo bà Hương, khiến người dân đổ tiền dư thừa vào các tài sản tài chính thay vì tiền gửi ngân hàng, trong tương quan so sánh giữa lãi suất huy động với lợi tức từ đầu tư.

"Các ngân hàng bởi vậy thường phải tăng lãi suất tăng sức cạnh tranh, thu hút nguồn vốn từ dân cư", bà Hương nói.

Nhập thêm vàng sẽ tạo thêm áp lực tỉ giá

Báo cáo của Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng cũng chỉ ra trong quý 1-2024, giá vàng SJC, vàng nhẫn duy trì đà tăng với biên độ chênh lệch giá mua - bán ở mức cao, khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/lượng.

Bà Hương cho biết chênh lệch với giá vàng thế giới dù có giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức 13 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 3.

Mức chênh lệch này được dự đoán có thể co hẹp lại nhưng giá vàng Việt Nam vẫn đang tăng trưởng "nóng" và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử. Do vậy việc kiểm soát giá vàng vẫn là yêu cầu cấp bách.

Trong loạt giải pháp "hạ nhiệt" giá vàng, điểm nhấn là việc thực hiện phiên đấu thầu vàng miếng. Nếu lượng cung vàng qua đấu thầu đạt đủ khối lượng sẽ giúp giảm giá vàng trong nước trong dài hạn, từ đó kéo sát chênh lệch giá, như đã diễn ra trong năm 2013.

Tuy nhiên, bà Hương cho biết vấn đề đặt ra cho NHNN là hài hòa giữa việc quản lý thị trường vàng và kiểm soát tỉ giá. Bởi nếu lượng cung thấp sẽ khiến tác động duy trì chỉ ngắn hạn.

Nhưng nếu NHNN buộc phải mua thêm vàng từ thị trường quốc tế để duy trì nguồn cung trong nước sẽ tạo áp lực làm tăng tỉ giá.

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng, tỉ giá tự do hay NHTM đều ghi nhận mức tăng mạnh từ đầu năm 2024.

NHNN công bố dự thảo thay đổi cơ sở xác định tỉ giá kỳ hạn giữa USD với tiền đồng trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi theo hướng linh hoạt hơn. Nếu được thông qua, bà Hương cho rằng dự thảo này sẽ giúp xác định tỉ giá kỳ hạn được kịp thời hơn, bám sát các diễn biến nhanh và khó lường của thị trường.

Đồng thời, tỉ giá kỳ hạn được xác định một cách phù hợp giúp doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ ngoại tệ hợp lý, góp phần làm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối.

Theo Bình Khánh/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/dan-bot-gui-tien-ngan-hang-ruc-rich-tang-lai-suat-canh-tranh-voi-vang-chung-khoan-20240426212129415.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng nhấn mạnh Đảng ta không có mục tiêu nào khác là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền và mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
11:21 - 22/06/2025
70 lượt xem

Chuyển động mới của Vietravel Airlines sau khi SHB "nhập cuộc"

SHB cam kết đồng hành về mặt tài chính, hỗ trợ mọi kế hoạch hoạt động của Vietravel Airlines
10:34 - 22/06/2025
47 lượt xem

Mỹ phẩm giá rẻ 'tận đáy', công dụng 'thần kỳ', coi chừng bôi hàng giả lên người

Không chỉ thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bổ sung mà mỹ phẩm giá rẻ với đủ lời quảng cáo có cánh cũng đang len lỏi khắp các sạp chợ,...
08:40 - 22/06/2025
91 lượt xem

Cục Thuế hướng dẫn chi tiết dùng số định danh thay mã số thuế

Từ ngày 1.7, số định danh cá nhân của người đại diện hộ gia đình, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được sử dụng thay cho mã số thuế của hộ gia...
07:27 - 22/06/2025
132 lượt xem

Thủ tướng cho ý kiến về sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân

Ngày 21-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6-2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.
16:30 - 21/06/2025
561 lượt xem