11
/
153794
Đào tạo nhân lực báo chí gắn với đa nền tảng
dao-tao-nhan-luc-bao-chi-gan-voi-da-nen-tang
news

Đào tạo nhân lực báo chí gắn với đa nền tảng

Thứ 6, 22/09/2023 | 14:21:00
2,033 lượt xem

Báo chí Việt Nam nhìn chung đang gặp nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi số và cạnh tranh với mạng xã hội. Xu thế phát triển báo chí đa nền tảng đòi hỏi phải đổi mới đào tạo nguồn nhân lực.

Ngày 21-9, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - đã có buổi làm việc với Trường ĐH KHXH-NV - ĐHQG TP HCM về đào tạo nguồn lực báo chí - xuất bản.

Đào tạo hơn 3.000 cử nhân báo chí

PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV, cho biết từ năm 2018 đến nay, trường đã tuyển sinh các ngành, chuyên ngành liên quan lĩnh vực tuyên giáo, báo chí, xuất bản, truyền thông. Kết quả tuyển sinh ĐH của trường từ năm 2018 đến 2022 đạt 4.482 sinh viên; mức độ tuyển sinh tăng đều qua các năm.

Nhóm ngành báo chí, truyền thông đa phương tiện và quan hệ quốc tế là nhóm tuyển sinh tiềm năng, có sức hút của Trường ĐH KHXH-NV hiện nay, bên cạnh các ngành ngôn ngữ. Tỉ lệ tốt nghiệp các ngành này trong 5 năm qua cũng ở mức cao với số lượng 1.614 sinh viên, đạt 73%.

Đào tạo nhân lực báo chí gắn với đa nền tảng - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Trường ĐH KHXH-NV TP HCM về đào tạo nhân lực báo chí - xuất bản

Bà Ngô Thị Phương Lan cho rằng chương trình đào tạo là một trong những yếu tố tạo nên thương hiệu của nhà trường. Để tiếp cận được các kết quả nghiên cứu và xu hướng phát triển của thế giới, Khoa Báo chí - Truyền thông của trường thường xuyên mời giảng viên các chương trình hợp tác quốc tế nói chuyện chuyên đề, giảng dạy cho sinh viên… Đến nay, 5 ngành thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực làm công tác báo chí, xuất bản, truyền thông đều đạt kiểm định theo chuẩn Mạng lưới ĐH Đông Nam Á (AUN) và chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).

Về chất lượng nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp, theo bà Ngô Thị Phương Lan, Khoa Báo chí - Truyền thông đã đào tạo được hơn 3.000 cử nhân chuyên ngành báo chí. Sinh viên tốt nghiệp làm ở các cơ quan báo chí và các cơ quan có công việc liên quan chuyên ngành đào tạo.

PGS-TS Ngô Thị Phương Lan cho biết dù Trường ĐH KHXH-NV là cơ sở đào tạo nhân lực báo chí nhưng khi bà tiếp nhận vị trí hiệu trưởng, trường chưa có phòng thực hành cho sinh viên, vừa qua trường mới được đầu tư. Bên cạnh đó, dù học báo chí nhưng nhiều sinh viên tốt nghiệp lại không đi làm báo.

Đổi mới nhưng phải bảo đảm chương trình chuẩn

Tại buổi làm việc, các cán bộ, giảng viên Trường ĐH KHXH-NV TP HCM đã nêu nhiều ý kiến, đề xuất với lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đại diện Khoa Báo chí - Truyền thông cho rằng báo chí Việt Nam nhìn chung đang gặp thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Xu thế phát triển báo chí đa nền tảng đặt ra nhiều vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực.

Đề cập việc báo chí phải cạnh tranh với mạng xã hội, đại diện Khoa Báo chí - Truyền thông cho rằng phóng viên chịu áp lực đưa tin nhanh nhưng điều này cũng kèm theo rủi ro nguồn tin chưa được kiểm chứng. Bên cạnh đó, nhiều người hiện có xu hướng tiếp cận các thông tin từ mạng xã hội hơn là báo chí. Việc này làm suy giảm sức mạnh của báo chí.

TS Huỳnh Văn Thông, giảng viên Khoa Báo chí - Truyền thông Trường ĐH KHXH-NV, cho rằng sứ mệnh của báo chí rất lớn nên cần có nền báo chí chuyên nghiệp. Việc xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp là trách nhiệm của các đơn vị đào tạo, những người làm nghề, nhà hoạch định chính sách...

TS Huỳnh Văn Thông nêu quan điểm nếu không coi nền báo chí chuyên nghiệp là quan trọng thì việc đào tạo sẽ xuống cấp. Thị trường việc làm báo chí đang thu hẹp, thu nhập từ báo chí chưa cao cũng gây khó khăn cho người muốn dấn thân vào nghề báo.

"Chúng tôi rất lo lắng về giá trị và sự định vị của báo chí khi đang có sự sa sút nghiêm trọng" - TS Huỳnh Văn Thông băn khoăn. Ông nhận định rằng sự xuất hiện của mạng xã hội và cuộc đua chuyển đổi số đang là vấn đề quan trọng đối với báo chí. Mạng xã hội đang quá thoải mái trong khi báo chí bị ràng buộc quá nhiều.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng tình với ý kiến của các cán bộ, giảng viên khi nhận định kinh tế báo chí có sự sụt giảm nghiêm trọng. "Theo quy hoạch, cả nước hiện có 800 tờ báo. Báo chí không chỉ là những con số mà còn có hàng chục ngàn người làm nghề. Trung ương đã tính toán để tìm ra biện pháp phù hợp" - ông cho biết.

Về việc cạnh tranh báo chí - mạng xã hội, ông Lê Quang Tự Do cho rằng không chỉ ở Việt Nam mà ở nước ngoài cũng vậy. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chương trình chuyển đổi số báo chí, thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ quan báo chí chuyển đổi số.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đồng tình với ý kiến của Trường ĐH KHXH-NV TP HCM, của các nhà giáo và cơ quan chức năng. Ông cho rằng những năm qua, báo chí đã lớn mạnh nhưng cần nhiều nỗ lực, cố gắng hơn. Sự tinh thông, sự nhạy bén của người làm báo cần được quan tâm.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị nhà trường đổi mới chương trình đào tạo nhưng cần bảo đảm chương trình chuẩn. Theo ông, người làm báo phải chủ động, tích cực hơn nữa trước sự nở rộ của thông tin trên mạng xã hội... 

Tạo đột phá về đào tạo, nghiên cứu

Cùng ngày, dự và phát biểu tại lễ khai giảng tại Trường ĐH KHXH-NV TP HCM, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị nhà trường cần nhận thức sâu sắc, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT, khoa học - công nghệ trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Nhà trường cần tạo đột phá về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học để tiếp tục dẫn đầu trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KHXH-NV, có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có năng lực lãnh đạo, tư duy khởi nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, nhà trường cần đẩy mạnh tự chủ, coi tự chủ ĐH là giải pháp đột phá để phát triển; có chính sách đủ mạnh để thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước tham gia các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; đổi mới quản trị nhà trường theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế.

Theo Huy Lân/ Người lao động

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dao-tao-nhan-luc-bao-chi-gan-voi-da-nen-tang-20230921204139877.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
364 lượt xem

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
873 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
981 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
1,319 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
1,378 lượt xem