11
/
144901
Bộ GD&ĐT không cấm, các trường có nên cấm học sinh nhuộm tóc?
bo-gd-dt-khong-cam-cac-truong-co-nen-cam-hoc-sinh-nhuom-toc
news

Bộ GD&ĐT không cấm, các trường có nên cấm học sinh nhuộm tóc?

Thứ 3, 28/03/2023 | 07:53:13
3,796 lượt xem

Thông tư số 32/2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành không cấm học sinh nhuộm tóc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cấm học sinh nhuộm tóc hay không vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi.

Sau sự việc cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng, vấn đề có nên nhuộm tóc hay không gợi lên nhiều ý kiến trái chiều.

Bộ GDĐT không cấm, các trường có nên cấm học sinh nhuộm tóc? - 1

Hình ảnh cô giáo cắt tóc học sinh gây xôn xao cộng đồng mạng (Ảnh: Chụp màn hình).

Nhiều ý kiến cho rằng, trường học là nơi nghiêm túc, không phải một buổi trình diễn thời trang nên việc học sinh nhuộm tóc là không thể được phép diễn ra trong môi trường giáo dục.

Bộ GDĐT không cấm, các trường có nên cấm học sinh nhuộm tóc? - 2

Ý kiến phản đối việc học sinh nhuộm tóc đi học, cho rằng điều này không phù hợp với môi trường học đường (Ảnh: Chụp màn hình).

Tuy nhiên, Thông tư số 32/2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông không có nội dung cấm học sinh nhuộm tóc khi đi học. Hay nói cách khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm học sinh nhuộm tóc khi đi học.

Vậy thì vì sao các trường lại cấm học sinh nhuộm tóc?

Học sinh nghĩ sao về chuyện nhuộm tóc

Thanh Huyền (học sinh trung học phổ thông, Hà Nội) cho rằng, tuổi học sinh là tuổi mới lớn nên dễ hình thành tâm lý thích làm đẹp. Ngoài ra, việc để học sinh có cơ hội chăm chút hơn cho ngoại hình của mình cũng khiến các bạn có thể tự tin thể hiện cá tính của bản thân và trở nên mạnh dạn hơn.

Tuy nhiên, Huyền cũng cho rằng, khi đến môi trường nghiêm túc như môi trường học đường, việc trang điểm hay nhuộm tóc không nên được thực hiện quá đậm mà chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi.

Em Dương (học sinh trung học phổ thông, Hà Nội) lại cho rằng, việc nhuộm tóc không thể đánh giá được năng lực hay tính cách của học sinh. Em cho rằng, nhiều người quy chụp nhuộm tóc, cũng như xăm hình, thể hiện điều gì đó rất xấu nhưng thực chất việc gì cũng có hai mặt của nó. Theo Dương, ý thức học tập vốn không liên quan đến việc nhuộm tóc

"Mức độ tập trung vào việc học hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người học. Em tin rằng, nếu một học sinh chăm học, có ý thức thì dù bạn đó có nhuộm tóc hay không thì vẫn sẽ là một người học sinh chăm học", Dương nêu quan điểm.

Bộ GDĐT không cấm, các trường có nên cấm học sinh nhuộm tóc? - 3

Nhuộm tóc không phải là hành động được khuyến khích dành cho học sinh (Ảnh: Hà Phương).

Hà My (học sinh tại Trường Phổ thông liên cấp Đa trí tuệ MIS) cho rằng nữ sinh ra đường làm đẹp là điều dễ hiểu nhưng khi đến trường, mọi người đều phải chấp hành nội quy mà trường đã đề ra về đầu tóc và trang phục để tránh gây sự chú ý và làm ảnh hưởng đến việc học tập.

"Em từng chứng kiến nhiều bạn nhuộm tóc nhiều màu sắc có thể xuất phát từ việc lấy cảm hứng từ các thần tượng, nghệ sĩ.

Sau khi nhuộm tóc, các bạn có thể quan tâm đến thần tượng nhiều hơn và xao nhãng việc học. Ngoài ra, điều này có thể khiến các bạn bị coi là học sinh cá biệt", My bày tỏ quan điểm.

Cần định hướng thay vì cấm đoán học sinh nhuộm tóc

Trước đó, PGS.TS Vũ Lệ Hoa (Giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ trên Dân trí, học sinh phổ thông có ít kinh nghiệm sống, khả năng tự ý thức chưa cao nên việc đề ra những quy định ở học đường về nề nếp, trang phục, hành vi ứng xử chuẩn mực là điều cần thiết.

Bà đưa ra ví dụ, đa số người Việt có màu tóc trầm, đen, nếu học sinh nhuộm tóc sáng màu sẽ dễ gây phản cảm, thiếu tính thẩm mỹ; trong khi đối với môi trường giáo dục học đường cần tạo ra nhiều giá trị quan trọng đối với người học.

Khi không có sự khác biệt về phong cách sẽ tránh được sự phân biệt giữa học sinh có điều kiện và không có điều kiện, giúp các em hòa đồng và bình đẳng.

Cùng bàn luận về vấn đề này, thầy Đàm Tiến Nam (Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm) cho biết, những quy định liên quan đến trang phục, vẻ ngoài của học sinh do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành chỉ nhấn mạnh trang phục, đầu tóc của học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc sinh hoạt ở trường.

Do đó, thầy chia việc học sinh nhuộm tóc đến trường làm hai trường hợp cụ thể.

Thứ nhất, đối với kiểu tóc khác thường, "kỳ dị" hoặc không phù hợp với lứa tuổi, nhà trường sẽ định hướng và yêu cầu học sinh điều chỉnh lại sao cho phù hợp hơn với văn hóa học đường.

Thứ hai, đối với những kiểu tóc khiến các học sinh cảm thấy đẹp hơn nhưng không làm biến đổi màu sắc của tóc, vẫn giữ được nét phù hợp về văn hóa học đường, nhà trường sẽ không áp dụng nội quy một cách quá gò bó và máy móc với học sinh.

"Chúng ta cần có sự nhìn nhận cụ thể trong từng trường hợp để học sinh dễ dàng hiểu được điều nhà trường thực sự yêu cầu ở các em", thầy Nam bày tỏ.

Bộ GDĐT không cấm, các trường có nên cấm học sinh nhuộm tóc? - 4

Hình ảnh nữ sinh với mái tóc uốn xoăn nhẹ nhàng và màu tóc tối (Ảnh: Mai Châm).

Cũng theo thầy Nam, việc nhuộm tóc và chuyện học tập vốn là hai vấn đề khác nhau và không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, nhà trường và phụ huynh vẫn cần định hướng để học sinh hiểu được rằng, việc nhuộm tóc chỉ là vấn đề của hình thức, không nên vì nó mà xao nhãng đến việc học tập. Nếu làm được điều đó, việc nhuộm tóc sẽ không gây ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

"Nếu chúng ta đưa ra những quy định quá cứng nhắc, quá hà khắc thì sự kỷ luật chúng ta đề ra sẽ không giúp các em học sinh hình thành được sự tự giác", thầy Nam chia sẻ.

Thông tư số 32/2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong đó:

Điều 36. Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh

1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo Đinh Phương Nhung/Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bo-gddt-khong-cam-cac-truong-co-nen-cam-hoc-sinh-nhuom-toc-20230327221151381.htm

  • Từ khóa

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: "Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi"

Hào hứng nói về lịch nghỉ cuối tuần cả nhà, chị Hường như bị dội gáo nước lạnh khi nhận được câu trả lời của cô con gái lớn: "Con làm gì có ngày nghỉ mà...
20:46 - 20/04/2024
71 lượt xem

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…
10:46 - 20/04/2024
256 lượt xem

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
769 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
901 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
914 lượt xem